WRITE POST TITLE HERE...

WRITE POST DESCRIPTION HERE...

WRITE POST TITLE HERE...

WRITE POST DESCRIPTION HERE...

WRITE POST TITLE HERE...

WRITE POST DESCRIPTION HERE...

WRITE POST TITLE HERE...

WRITE POST DESCRIPTION HERE...

WRITE POST TITLE HERE...

WRITE POST DESCRIPTION HERE...

WRITE POST TITLE HERE...

WRITE POST DESCRIPTION HERE...

WRITE POST TITLE HERE...

WRITE POST DESCRIPTION HERE...

WRITE POST TITLE HERE...

WRITE POST DESCRIPTION HERE...

9 tháng 2, 2012

Bản tin 09-02-2012

0


Wikibấtbạođộng - Hôm Thứ Năm 9 tháng 2, một tổ chức người Syria chống chính phủ báo cáo, đã có ít nhất 137 thường dân chết khi lực lượng an ninh của Tổng thống Bashar al-Assad mở một cuộc tấn công đẫm máu chống lại cuộc đề kháng nhằm lật đổ chế độ ông ta.

Thứ Năm là ngày đánh dấu cuộc tấn công của quân chính phủ liên tiếp năm ngày vào dân thường của thành phố Homs là thành phố lớn thứ ba ở Syria. Homs trở thành một điểm nóng trong các cuộc nổi dậy từ tháng 3 năm 2011, mà đến nay đã có hơn 6,000 thường dân Syria bị sát hại trên toàn quốc. Một Ủy Ban Điều Phối Địa Phương (Local Coordination Committees - LLC) nói mới đây có tới 110 người chết ở Homs, trong số có 10 trẻ em.

Tổng thống al-Assad trong quá khứ đã nhiều lần tấn công vào dân thường Syria, nhưng ông nói các lực lượng an ninh của ông chỉ nhắm vào mục tiêu các băng nhóm vũ trang và quân khủng bố nước ngoài đang gây bất ổn cho chính phủ Syria. LLC cáo buộc Tổng thống Assad đã nói dối về các cuộc tấn công của mình.

Một chỉ huy của tổ chức Quân Đội Syria Tự Do (Free Syrian Army) Đại tá Malek Al Kurdi nói: “Giờ đây al-Assad đang sử dụng chiến thuật tấn công 3 hoặc nhiều thành phố cùng một lúc để cố ngăn chặn cuộc nổi dậy. Đêm qua, quân chính phủ đã tấn công đồng thời các thành phố Zabadani, Homs và Talkala”. Một tổ chức có tên Syrian Scientific Community lên tiếng kêu gọi Quân đội Syria không tham gia giết hại thường dân và không pháo kích vào các thành phố cũng như vùng ngoại ô Damascus.

Trong khi một nghị quyết của LHQ về Syria bị Nga và Trung Quốc phủ quyết, Hoa Kỳ và một số quốc gia kêu gọi thành lập nhóm “Friends of Democratic Syria” để hỗ trợ cho tự do và dân chủ Syria.

Cũng hôm Thứ Năm, ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu đến Washington dự kiến hội đàm với các nhà lập pháp Hoa Kỳ về một đề nghị của Liên Đoàn Ả Rập, nối lại nhiệm vụ giám sát để xác định xem liệu Assad có tuân thủ việc chấm dứt bạo lực hay không.

Wikibấtbạođộng chuyển dịch


Nguồn: http://www.cnn.com/2012/02/09/world/meast/syria-unrest/index.html?hpt=hp_t1


Read more

1 tháng 2, 2012

Hung thần Putin lại vén màn ra sân khấu

0

Phan Hồng (Wikibấtbạođộng) - Ông Vladimir Putin, một chính trị gia 59 tuổi xuất thân từ tổ chức KGB thời Liên Sô, thủ tướng đương nhiệm của Cộng hoà Liên Bang Nga đồng thời cũng là chủ tịch đảng Nước Nga Thống Nhất (United Russia), một chính đảng nắm đa số ở Hạ Viện.

Sau khi Tổng Thống Boris Yeltsin từ chức năm 1999, ông đã liên tiếp đắc cử  và làm tổng thống hai lần từ năm 2000 đến năm 2008. Do hiến pháp quy định, ông không thể ứng cử lần thứ ba nhưng có thể ứng cử xen kẻ. Một dàn xếp chính trị nội bộ đã biến Putin thành thủ tướng từ năm 2008. Trước đó, chính Putin là người ủng hộ ông Dmitri Medvedev, một người thân cận, trung thành với ông làm ứng cử viên trong cuộc bầu cử tổng thống và đắc cử năm này. Ông Medvedev trong vai trò người lót đường, đã làm tròn nhiệm vụ của mình.

Hiện tượng dùng ông Medvedev giữ ghế cho mình là một màn đánh tráo chính trị trắng trợn không có gì khó thực hiện đối với một cựu nhân viên mật vụ như Putin. Medvedev và Putin đã trở thành một cặp đôi quyền lực của nước Nga thời hậu Cộng sản và họ tỏ ra có biệt tài tung hứng trên sân khấu chính trị của nước Nga, một nước Nga chưa bao giờ là một quốc gia dân chủ như người dân mong ước, sau khi Liên Sô sụp đổ.

Để thâu tóm quyền lực trong tay, Putin đã tái dụng các sĩ quan mật vụ cũ vào hầu hết các chức vụ trong chính phủ tạo thành nhánh quyền lực Siloviki có khả năng khống chế chính trị lẫn nền kinh tế quốc gia. Một thí dụ điển hình ngày 16/10/2010, viên thị trưởng Moscow Yuri Luzvkov bị cách chức vì “đánh mất sự tin tưởng của tổng thống”. Luzvkov là một nhân vật chính trị có ảnh hưởng từ thời Liên Sô cũ, trong hàng lãnh đạo của đảng Nước Nga Thống Nhất nhưng không ăn cánh với Putin. Lập tức, chánh văn phòng Sergei Sobyanin cánh tay phải trung thành của Thủ Tướng Putin được đề cử thay thế. 

Putin còn đi xa hơn trong tham vọng độc quyền của mình bằng cách cho phép dùng biện pháp khủng bố để bịt miệng những tiếng nói độc lập. Trong năm 2010 đã có 8 ký giả bị giết hại ở Nga. Người ta cũng không quên vào tháng 10 năm 2006, nữ ký giả Politkovskaya của tờ báo đối lập Novaya Gazeta đã bị bắn chết thê thảm trên đường phố Moscow. Năm 2008, ký giả Mikhail Beketov vì viết báo chỉ trích tham nhũng mà bị đánh gần chết, đến nay phải ngồi xe lăn.

William Browder, người đứng đầu cơ quan  cố vấn đầu tư Hermitage Capital Management có trụ sở ở London, là nhà đầu tư ngoại quốc lớn nhất ở nước Nga. Ông bị trục xuất năm 2005, đã phê phán sự tham nhũng ở Nga “là tồi tệ gấp nhiều lần ở các nơi khác.” Tổ chức Minh Bạch Quốc Tế (Transparency International) đã đặt nước Nga gần dưới cùng của chỉ số tham nhũng, hạng 154 trên 178 quốc gia được khảo sát. Browder đang dẫn đầu một chiến dịch quốc tế để đạt được công lý cho Sergei Magnitsky, một luật sư 37 tuổi của Hermitage Capital đã chết trong khi bị giam giữ, sau khi Magnitsky khám phá bằng chứng là cảnh sát, quan tòa và các ngân hàng đã thông đồng với các quan chức nhà nước để ăn cắp 230 triệu USD tiền thuế của Hermitage trả cho chính phủ Nga. Magnitsky chết tháng 11/2009 sau khi bị giam trong nhà tù Moscow 11 tháng không xét xử. Luật sư Magnitsky chết vì biết quá nhiều!

Quyền lực của Putin cũng được sử dụng để triệt hạ các đối thủ kinh tế khác với phe cánh mình để chiếm độc quyền, dễ dàng khuynh loát thị trường. Điển hình là vụ triệt hạ Tập đoàn dầu khí Yukos năm 2003, bắt giam Tổng Giám Đốc Mikhail Khodorkovsky về tội trốn thuế. Khodorkovsky và người đồng sự Platon Lebedev bị đưa ra tòa kêu án 9 năm tù.

Cũng giống như các nhà độc tài khác, Putin cũng tận dụng các phương tiện công lẫn tư để đánh bóng mình. Vào năm 2009 hình ảnh một Putin “sexy” ở độ tuổi gần 60, cởi trần khoe ngực trong lúc câu cá, bơi lội, chèo thuyền được báo chí truyền hình trong ngoài nước Nga rầm rộ khai thác. Ngay cả một trang web lá cải ở Hollywood cũng cười cợt “Người đàn ông 56 tuổi đã khoe vũ khí hủy diệt của mình, còn được gọi là cặp vú, bằng cách ở trần cởi ngựa. Khi nhìn các bức hình mới chụp của Putin, một số bác sĩ thẩm mỹ tin là ông ta có chích botox cho thẳng da mặt! Có thể ông Putin muốn nhắn khéo với người dân Nga rằng ông đủ khả năng để “hy sinh” một lần nữa trong chức vụ tổng thống đến năm 2024 chăng?

Từ đầu năm 2011 đến nay, nhiều lời đồn đoán được tung ra với câu hỏi liệu Thủ Tướng Putin có ra tranh cử chức vụ tổng thống đầu năm 2012 hay không và số phận ông Medvedev ra sao? Và rồi “sự trở lại của Vladimir Putin” đã được xác định trong đại hội toàn thể của đảng Nước Nga Thống Nhất: đảng đã giới thiệu Thủ Tướng Putin làm ứng cử viên tổng thống chính thức trong cuộc bầu cử vào tháng 3 năm 2012.

Liền sau đó ông Putin đã tuyên bố sẽ chọn tổng thống hiện nay là Dmitri Medvedev làm người đứng đầu chính phủ Liên Bang Nga vào năm 2012! Bình luận về việc này, cựu thủ tướng Nga Mikhail Kasyanov chua chát nói: “Tin đó nói lên rằng quý vị này nhạo báng tất cả chúng ta và công nhiên diễn trò xiếc.” 

Sự thay đổi cán cân quyền lực từ năm 1991 ở Liên Sô, bản chất chỉ là từ một cuộc đảo chính của quân đội nước này. Xã hội dưới thời cộng sản và nước Nga sau nầy chưa bao giờ có cơ hội thiết lập được nền tảng đủ để phát triển nhanh chóng một xã hội dân chủ để chuyển phần lớn quyền lực về tay người dân. Sau ngày Liên Sô sụp đổ, đa số các quốc gia trong Liên Bang Sô Viết - trừ Ukrana và Georgia – không có quốc gia nào tỏ ra chú trọng tới việc tận dụng tình hình trong khi các thế lực độc tài mới còn rụt rè hoặc chỉ mới manh nha xuất hiện để gấp rút xây dựng và phát triển xã hội dân sự làm nền tảng cho một chế độ dân chủ bền vững.

Hậu quả của thiếu sót này có thể thấy được trong 12 năm cầm quyền của ông Putin dù ở ghế tổng thống hay giật dây sau hậu trường. Chính sự yếu ớt của các tổ chức xã hội đã cho phép chính quyền từ từ bước vào con đường chuyên chế, hoài niệm về sức mạnh không có thật của một cường quốc cũ và quay ra công kích các nước phương Tây để đánh lạc hướng công luận nhân danh lòng tự hào dân tộc. Trong khi đó, trên cả nước truyền thông bị kiểm soát chặt chẽ, đối lập bị trấn áp, nhà báo bị thủ tiêu. Một xã hội thiếu dân chủ hình thành, đi ngược lại ước vọng của nhân dân Nga sau nhiều thập kỷ dưới chế độ cộng sản.

Grigory Yavlinsky và Boris Nemtsov, hai người nổi bật nhất trong số các chính trị gia đối lập, trong một diễn đàn hàng năm của cựu Tổng Thống Vaclav Havel ở thủ đô Prague, đã vẽ ra một bức tranh ảm đạm về một nước Nga tham nhũng và độc tài và chỉ ít tàn nhẫn hơn một cấp so với thời kỳ Sô Viết trước đây mà thôi.

Ông Yavlinsky nói rằng nước Nga giờ đây chẳng những không có một quy định pháp luật nào và cũng chẳng có được quyền sở hữu. “Ngành tư pháp, ông Yavlinsky nói, bị kiểm soát bởi các tầng lớp cầm quyền và tiền bạc.” Lãnh tụ Đảng Nhân Dân Tự Do, ông Nemtsov, cho biết bằng cách dàn xếp để trở lại chức vụ tổng thống, Vladimir Putin “đã quyết định trở thành tổng thống suốt đời.” Ông cáo buộc ông Putin “duy trì một chế độ chuyên chế để bảo vệ tham nhũng.” Những bạn bè của Putin, ông nói tiếp, đã cướp bóc tài sản nhà nước và ký gởi những tài sản phi pháp này ở nước ngoài một cách an toàn. Đó là cách mà ông Putin dùng để duy trì quyền hành độc tôn: cho phép tham nhũng để mua sự trung thành của cấp dưới. Ông Nemtsov, cựu phó thủ tướng Nga từ 1997 đến 1998, đã bị bắt ba lần trong năm nay. Điện Kremlin sau đó kiếm cớ từ chối, không cho đảng của ông đăng ký, và như vậy ông không thể tranh cử vào Hạ Viện Nga .

Cả hai chính trị gia đối lập này nói các kết quả của cuộc bầu cử vào quốc hội và chức vụ tổng thống vào tháng 3/2012 tới đã được biết ngay từ bây giờ. “Mọi người đều biết ai sẽ thắng.” Ông Nemtsov gọi quyết định của ông Putin hồi tháng 9 trở lại chức tổng thống sau 4 năm làm thủ tướng là một quyết định “ích kỷ, đạo đức giả và ô nhục.”

Thực tế hiện nay không tốt đẹp như thời kỳ đầu tiên khi Putin lên làm tổng thống, khi ông mơ ước trở thành một “người hùng” có khả năng vực dậy một đế quốc Nga đã tàn lụi sau vụ xâm chiếm Chechnya năm 1999. Nước Nga chủ yếu dựa vào nguồn dự trữ dấu hỏa, nhưng khi dầu hỏa xuống dưới 40 USD/thùng trong khoảng thời gian từ tháng 7/2008 đến tháng 3/2009, dự trử ngoại tệ thiếu hụt đẩy nền kinh tế vào con đường khủng hoảng. Trong lúc đó, ngôi sao của vị “sa hoàng” mới gốc KGB mờ dần và từ từ lộ rõ thành tích vi phạm nhân quyền trước thế giới. 

Đối với âm mưu trở lại của Putin, thực sự không làm ai hài lòng kể cả nhân vật lót đường Medvedev, vị tổng thống đương nhiệm, người không phải là không có tham vọng trong đảng Nước Nga Thống Nhất. Nhưng trước mắt sau khi lên làm tổng thống năm 2012, ông Putin có cơ hội tồn tại đến năm 2020 và viễn ảnh một nước Nga dân chủ thật xa vời.

Nhưng không hẳn tất cả người dân Nga đều bị Putin bịt mắt hay quá sợ chính quyền độc tài. Kết quả cuộc bầu cử vào Hạ viện Nga hôm 4/12 vừa qua cho thấy những suy nghĩ thật của họ. Đảng Nước Nga Thống Nhất của Putin chỉ chiếm được hơn 49% phiếu cử tri, so với 64% trong kỳ bầu cử lần trước, mất 88 ghế trong viện Duma. Trong lúc đó, người dân Nga cũng trưng dẫn hàng ngàn bằng chứng gian lận bầu cử tràn ngập bởi hệ thống công an, mật vụ và cái gọi là “dân chúng tự phát” của chính phủ Putin. Một nhà báo Việt Nam sống tại thủ đô Moscow cho biết trong ngày bầu cử, có 40,000 đoàn viên thanh niên Sashi của đảng Nước Nga Thống Nhất đã được đưa đến đây, nói là để giúp giữ trật tự. Có ai biết được họ bỏ phiếu mấy lần và bỏ phiếu tại đâu?

Sau đó nhiều cuộc biểu tình sôi sục chống gian lận bầu cử của dân Nga nổi lên, có lúc lên đến gần 50,000 người. Chính quyền không thể chối cãi và Tổng thống Medvedev đành phải lên tiếng sẽ ra lệnh điều tra về những cáo buộc gian lận. Còn Thủ tướng Putin thì tuyên bố sẽ cho gắn webcam tại nhiều địa điểm bỏ phiếu trong kỳ bầu cử tới để ngăn ngừa gian lận! Sau 2 tuyên bố đó, người ta không thấy hành động cụ thể nào khác.

Tuy nhiên, công luận quốc tế hiện nay đã quá rành rẽ và nhìn xuyên suốt qua những thủ thuật này. Như ông Kenneth Roth, Giám đốc của Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch (HRW) nói: “Dân chủ đòi hỏi bầu cử tự do, nhưng bên cạnh đó phải có báo chí tự do, quyền được biểu tình, hội họp và một xã hội dân sự.” Ai cũng hiểu những cái webcam của ông Putin chỉ thêm một trò bịp dân chủ của chính quyền Nga. Quả thực ông Putin là “một nhà độc tài tinh ranh, dùng bình phong dân chủ để che giấu hành động chuyên chế của mình” trong khi tỏ ra tôn trọng hiến pháp hơn ai hết.

Tình hình hiện nay ở nước Nga cho người Việt Nam chúng ta nhiều bài học quý giá, đặc biệt là bài học về nhu cầu phát triển một xã hội dân sự. Người Việt cần chia xẻ với nhau những ý niệm này ngay từ bây giờ và gấp rút bắt tay vào việc xây dựng xã hội dân sự ngay khi có cơ hội, dù nhỏ hay lớn. Không có một xã hội dân sự vững mạnh, không thể kéo quyền lực về tay người dân để đặt nền móng dân chủ bền vững cho đất nước. Nói cách khác, không có xã hội dân sự, đất nước sẽ cứ vất vưởng từ tay thế lực độc tài này sang tay phe nhóm chuyên quyền khác.

Phan Hồng 
(BBT Wikibấtbạođộng)

Read more

26 tháng 1, 2012

Kinh nghiệm OTPOR: sự sợ hãi & vượt qua hiệu ứng của sợ hãi

0

Lề Trái - Cách duy nhất để phản đối chính quyền của Milosevic có hiệu quả là hành động thường xuyên và toàn cõi Serbia. Cách hoạt động đó đã làm cả nước biết đến Otpor, và cả nhãn hiệu “kẻ thù số 1 của công chúng” (public enemy number 1) qua cách nhìn của chế độ.

Không lâu sau lần hành động tập thể đầu tiên của các nhà hoạt động Otpor, chế độ phản ứng tàn bạo, mở đầu một chiến dịch bắt bớ thanh niên vì tham gia vào các hoạt động của Otpor, ủng hộ phong trào, hoặc ngay cả đeo huy hiệu của Otpor – nắm tay trên phù hiệu hoặc in trên áo thung. Chỉ từ tháng Giêng - tháng Chín 2000, hơn 2400 các nhà hoạt động Otpor bị bắt, một số bị đánh đập nặng nề.

Otpor phát triển một kế hoạch dự đoán, nhận thức và chế ngự nỗi sợ gây ra từ phía chính quyền, và một chương trình huấn luyện cho các nhà hoạt động có khả năng bị bắt. Với phương pháp này, OTPOR đã thành công không chỉ trong việc kết nạp thành viên mới qua sự đồng cảm với những thanh niên bị bắt, mà còn lật ngược sự áp bức của chế độ - làm những nhà hoạt động tự hào vì bị bắt.

Bí quyết của thành công: Đối mặt với cường quyền và thắng nó.

Về chế ngự nỗi sợ: đại tá Robert Helvey


Câu hỏi về sự sợ hãi được nêu lên. Và, tất nhiên, những người trong OTPOR, như phần lớn những thanh niên, họ rất can đảm. Nhưng làm thế nào để vượt qua những hiệu ứng của sợ hãi? Vâng, đầu tiên ta không nên nói những người sợ là hèn. Vì một khi ta đã định vị họ là hèn, sẽ xảy ra một hiệu ứng trên não. Đúng, tôi là thằng hèn. Vì vậy, anh nói với mọi người: sợ là bình thường và mọi người đều trải qua sự sợ hãi. Và nếu anh nói với tôi rằng anh chưa hề biết sợ, đầu tiên anh nói dối hoặc đầu óc anh có vấn đề, không bình thường.

Vậy, sợ hãi là những gì xảy ra cho bạn một cách bản năng. Vì là bản năng, bạn không thể bắt nó nghe theo mình, nó xảy ra. Chân bạn lạnh và tại sao? Vì máu chảy ngược lại từ ngoài vào phần giữa cơ thể. Cơ thể đang nói cho anh rằng nó đang chuẩn bị để đối đầu. Dù anh có muốn hay không, cơ thể của anh đang chuẩn bị cho một sự đối đầu.

Não của bạn bắt đầu đưa adrenaline khắp cơ thể để có sức hơn. Bạn bắt đầu thở gấp và mạnh hơn để lấy thêm oxygen vào cơ thể để cơ bắp có thể phát ra nhiều (lực) hơn. Không ai mạnh hơn một bà mẹ đang bảo vệ con mình. Bà ta lấy năng lượng và sức khỏe ở đâu? Cơ thể đã phục vụ bà ta. Bà không tự tạo ra những việc này.

Những điều cơ bản này rất, rất có lợi. Nhưng đôi khi, bản năng nói ta làm những điều có thể không có lợi cho cái tốt chung. Cơ thể của ta, bản năng của ta, nói ta làm một số điều khi đối mặt với đe dọa. Chạy hoặc đứng như trời trồng. Thế này, ta không thể nói mọi người tới cuộc biểu tình và lần đầu tiên họ nghe tiếng dùi cui là họ chạy. Bạn không thể làm thế. Vì vậy ta phải nghĩ cách để giúp mọi người vượt qua hậu quả tai hại của sợ hãi.

Một trong những cách là đừng đứng một mình. Nếu bạn muốn một cuộc biểu tình, nếu bạn muốn hành động, tập hợp mọi người lại, thật ra, để họ sát lại với nhau. Đôi khi, âm thanh của phía bên kia – tiếng dùi cui, tiếng gậy gộc - có thể gây nỗi sợ. Vì vậy bạn có thể khởi động mọi người hô khẩu hiệu và gây nhiều tiếng động để có thể đánh bạt được những tiếng động vang tới. Một việc nữa là vị trí các biểu ngữ. Nếu bạn có bao giờ ở phía tầm ngắm của súng ống, sẽ thấy rất khó chịu. Vì vậy tại sao không để những biểu ngữ đàng trước đám động để những người đứng sau không thấy được. Điều này làm phân giải sự quan ngại của họ.

Và bạn phải tìm ra những việc làm để tránh sự chú ý vào bản năng sợ hãi. Nếu bạn có rất nhiều điều phải làm, nếu sự thành công của cuộc biểu tình phụ thuộc vào những gì bạn làm, thì bạn nên làm thật nhiều để bảo đảm cuộc biểu tình này sẽ thành công. Và bạn sẽ phân công việc cho mọi người, biết đấy .“Anh kia, anh phụ trách hàng này đi cho thẳng. Và đây là công việc thường trực của anh, luôn để ý, đưa mọi người vào hàng”. Và anh ta sẽ bận chú ý vào việc đó. Bạn có những người canh chừng, biết đấy, ở phía sườn, để xem cảnh sát có tới và báo động.

Bạn cần có người mang nước vì có thể sẽ ở đó cả ngày. Và bạn phải bảo đảm, phải lâu lâu phát nước cho mọi người. Đừng chờ người ta xin nước vì mọi người sẽ bị khô nước do phấn chấn. Nếu chuyện đó xảy ra, cuộc biểu tình sẽ thất bại. Vì vậy việc của bạn là làm như thế.

Bạn cũng phải có người lo cấp cứu. Bạn phải huấn luyện, bạn phải đem những thứ này và lâu lâu phải kiểm tra. Đặc biệt nếu trời nóng, sẽ có những người bất tỉnh, bạn sẽ phải làm sao, biết không. Bạn cũng phải có người phụ trách bảng khẩu hiệu – bảo đảm chúng ở một mức cao nhất định. Không cao quá, không thấp quá, nhưng phải đúng tầm. Và bạn sẽ nghĩ ra một tá việc rất quan trọng.

Và điều kế là bạn tập dợt mọi người để họ không ngạc nhiên khi cảnh sát tới. Để họ không ngạc nhiên khi thấy máu. Để họ không ngạc nhiên vì bất cứ chuyện gì. Như Martin Luther King làm ngày xưa, biết không, ông đưa mọi người tới nhà thờ và huấn luyện. Anh té xuống và bảo vệ lấy đầu mình khi cảnh sát bắt đầu đánh anh như thế nào? Vì nếu bạn không ngạc nhiên, khả năng mất phương hướng ít xảy ra. Và đó là những gì xảy ra khi bạn huấn luyện lính tráng. Huấn luyện tình huống thật nghĩa là họ sẽ không bỏ hàng và chạy bỏ bạn và họ biết chính xác phải làm gì khi ra trận. Biểu tình có thể xảy ra như vậy. Vì thế chúng ta tiếp cận [vấn đề] như vậy.


Về sự đàn áp phong trào Otpor: Stanko Lazendic


Phương hướng của chúng tôi về đấu tranh không bạo lực là tổ chức hoạt động và biểu diễn trên đường phố, nghĩa là chọc cười và biếm nhạo chính quyền. Chúng tôi cũng phân phát tài liệu cổ động, tờ rơi; dán khẩu hiệu trên tường với nội dung rõ ràng chỉ trích chính quyền. Cảnh sát cố tô vẽ chúng tôi như tổ chức khủng bố, tội ác, bạo loạn – như không đáng để ý. Nhưng, cảnh sát càng đàn áp chúng tôi, bắt bớ chúng tôi vì mặc áo thun Otpor, hoặc đeo huy hiệu Otpor, càng vô khả thi trong việc họ tô vẽ chúng tôi như những kẻ xấu.

Lấy ví dụ, tôi bị bắt ở Backa Palanka vào tháng hai năm nay vì dán khẩu hiệu của Otpor lên tường, với dòng chữ “Otpor – vì tôi yêu Serbia”. Ông thanh tra phụ trách phòng hình sự hỏi cung tôi. Tôi hỏi ông rằng tôi đã làm những hành động tội ác nào. Ông ta chỉ cúi xuống. Vì vậy, họ không thể đối xử với tôi như với tên tội phạm. Tôi không để cho họ mắng mỏ, vi phạm hoặc đánh đập tôi ở sở cảnh sát. Tôi nhận thức rõ tội lỗi của tôi chỉ là dán khẩu hiệu lên tường, và tại những chỗ luật lệ cho phép. Chính lúc đó cảnh sát hiểu ra chúng tôi sẽ không dùng biện pháp bạo lực, và chúng tôi chỉ đơn thuần đưa ra những chính kiến của mình.

Về bị bắt lần đầu tiên: Srdjan Milivojevic

Lần đầu tiên tôi bị bắt là ngày 18/1, vào ban đêm, khi đang dán khẩu hiệu trong thành phố. Lúc đó rất lạnh, nhiệt độ khoảng âm 22 độ Celsius. Chúng tôi muốn dán những khẩu hiệu nói rằng “Đấu tranh Năm Mới” khắp mọi nơi. Hai cảnh sát tới gần tôi khoảng 4 giờ sáng. Họ thấy tôi dán khẩu hiệu với 4 thanh niên khác. Đầu tiên họ giả bộ không thấy chúng tôi và tôi có nói về họ rất dễ chịu và không bắt chúng tôi vì những gì chúng tôi đang làm.

Tuy nhiên, khoảng 3 phút sau 1 xe cảnh sát đến. 5 cảnh sát nhảy ra khỏi xe và người đầu tiên tới gần tôi và nói, Srdjan “ông ta biết rõ tôi” anh làm gì vậy? Tôi không ngừng những gì tôi đang làm và nói, tôi đang dán lên các biểu ngữ, anh muốn làm với tôi không? Anh sẽ thấy phấn chấn sau khi dán biểu ngữ của Otpor, anh sẽ không thấy sợ nữa. Anh ta nói, anh sẽ phải đi theo tôi. Các thanh nhiên khác sợ và sửa soạn đi theo anh ta. Tôi nói, “Xin lỗi, nhưng tôi không thể đi với anh vì tôi còn rất nhiều biểu ngữ phải dán trong đêm nay, và thật ra không có thì giờ đi theo anh”. Và tôi tiếp tục công việc của mình. Họ cùng tiến về tôi, nắm lấy tay, nói đi theo chúng tôi, và họ ráng đẩy tôi vào trong xe cảnh sát. Tôi nói tôi có thể đi bộ tới sở cảnh sát. Và khi họ không cho phép, tôi hỏi có phải tôi bị bắt không. Họ nói tôi không bị bắt, nhưng tôi phải đi với họ.

Sau đó tôi hỏi tại sao họ bắt tôi. Anh ta nói chúng tôi dán những biểu ngữ với những từ ngữ không phù hợp, và ở những chỗ không phù hợp, rằng chúng tôi phá rối sự an bình và trật tự và chúng tôi làm mất lòng quần chúng. Sau đó tôi hỏi tại sao anh ta cảm thấy phiền toái vì dòng chữ “Otpor, tôi yêu Serbia”, - và điều đó có nghĩa anh không yêu Serbia. Anh cảnh sát nói nếu tôi trải qua một khoảng thời gian như anh ta đã ở Kosovo chiến đấu với những tên khủng bố Albany, tôi sẽ yêu đất nước này 10 lần hơn. “Đúng”, tôi nói, “nhưng tôi sẽ nghĩ Milosevic sẽ phải chịu trách nhiệm 20 lần hơn cho những luật lệ ngu xuẩn của mình và vì vậy nhiều bạn bè của tôi phải chết, và chúng ta cũng phải mất Kosovo.”

Sau đó anh nói tôi phá rối an ninh và trật tự công cộng. Tôi nói tôi không nghĩ những hoạt động của chúng tôi đánh thức dân chúng Krusevac đêm đó. Anh nói tôi làm dân chúng phiền. Sau đó anh rất lúng túng và đẩy tôi vào xe. Tôi chui vào xe và cầm lấy hộp sơn và các tài liệu từ các đồng sự nghĩ rằng vì là thành viên Otpor lớn tuổi nhất ở đây, tôi phải chịu hậu quả cho những gì chúng tôi làm. Chúng tôi tới đồn cảnh sát và ở đó tôi làm bối rối và chế diễu tay cảnh sát trực ở đó. Hắn bối rối vì không thể hiểu một số điều. Khi chúng tôi bắt đầu nói hắn hỏi Otpor là gì. Và khi tôi nói “Trong trạng thái của những quan hệ chính trị ngày nay”, và hắn hỏi trạng thái là gì. Tôi nói cho hắn biết. Và sau đó hắn đóng sổ sau khi ghi chép và nói “Này nhãi, tao được đào tạo để bắt tội phạm ăn trộm máy hát và cạy cửa ban đêm, không phải những kẻ biểu lộ tự do các chính kiến”. Rõ với tôi là chế độ bắt đầu tan rã và chúng tôi đi đúng hướng để bồi cú cuối cùng.

Về việc bị bắt ở Kraljevo: Srjdan Milivojevic

Không lâu sau khi tôi bị bắt ở Kraljevo, họ đưa tôi vào 1 căn phòng để thẩm vấn. Một công an chìm đi vào và hỏi tôi, “Anh là Srdjan Milijovevic?” Tôi trả lời “Đúng, tôi là Srdjan Milivojevic”. Anh ta đứng dậy, chìa tay ra và nói, “Rất hân hạnh được biết 1 người như anh”. Tôi hỏi anh ta, “Để làm gì? Tôi chỉ là người bình thường”. Và anh ta nói với tôi, “Mẹ tôi thuộc nằm lòng bài diễn văn của anh ở Kraljevo, vợ và con tôi nhớ những phát biểu của anh trên TV, và lúc nào cũng nhắc tới, và chính tôi rất mừng khi gặp anh. Tôi không muốn hỏi cung anh vì tôi cảm thấy anh là người trung thực và đấu tranh cho tự do và dân chủ. Tôi sẽ sung sướng nếu anh có thể về bây giờ”.

Về việc bị cáo buộc giết Bosko Perosevic, đồng chí của Milosevic: Stanko Lazendic

Cảnh sát và truyền hình quốc gia phát lệnh bắt Milos (một thành viên Otpor) và tôi cáo buộc chúng tôi tổ chức và là đồng sự trong việc giết ông Perosevic. Chúng tôi không thể tưởng tượng họ sẽ đi xa đến thế mà không thu thập chứng cứ cáo buộc chúng tôi. Chúng tôi trở về từ Cộng hòa Srpska (Phần thuộc Serbia của Bosnia) vào ngày 15 tháng Chín ngay trước bầu cử. Chúng tôi trở lại để chứng minh với mọi người rằng ngay cả họ có thể bắt và xử tội chúng tôi dựa trên lệnh bắt, và ngay cả đánh đập và tra tấn chúng tôi, chúng tôi sẵn sàng trở lại để chứng minh chúng tôi vô tội.

Khi được hỏi vụ xử tử có dính dáng gì tới Otpor, tôi trả lời rằng người đó không quan hệ với Otpor. Anh ta chưa bao giờ trong Otpor, và anh ta cũng không phải là thành viên Otpor. Cảnh sát nói, “Vâng, nhưng chúng tôi tìm thấy các truyền đơn của Otpor trong căn hộ của anh ta”. Hầu như nhà nào cũng có truyền đơn của Otpor, vì chúng tôi phát tán tài liệu cho khách qua đường hoặc bỏ vào các thùng thư. Tôi hỏi họ nếu tờ rơi có trong nhà anh ta chứng minh rằng anh ta hoạt động cho Otpor? Đây là cách họ điều tra đấy hả? Nếu là như vậy, “Thế thì”, tôi nói với họ, “Các anh làm việc rất tốt đấy”.

Một lần nữa, họ nhìn xuống. Đặc biệt là, khi họ thả tôi từ đồn cảnh sát trong ngày hôm đó, sau khi đã giữ tôi 18 tiếng, họ hỏi tôi: “Liệu chúng tôi có thể giữ công việc hiện giờ nếu các anh lên nắm chính quyền không?”

Về cảnh sát: Stanko Lazendic

Bạn có thể thấy họ cũng không thỏa mãn. Dù vậy họ không thể nói ra, vì họ sợ mất việc. Nhân viên cảnh sát tới bắt tôi hỏi họ tới bắt tôi vì chuyện gì. Tôi nói rằng họ, trong tất cả mọi người, phải biết đang bắt tôi vì chuyện gì. Họ trả lời rằng không biết. Sau đó tôi nói vì dán biểu ngữ lên tường. Họ nói không thể tin nổi đây là lý do họ phải bắt tôi. Rồi một người nói nhỏ vào tai tôi: “Tôi cũng không ưa gì Milosevic, nhưng tôi phải làm thế này để giữ công việc”. Tôi nói anh thực thi nhiệm vụ của mình là tốt, nhưng nếu anh lấy gậy đánh đập tôi chỉ vì tôi suy nghĩ khác, thì điều đó không đúng và không thể bỏ qua.

Về sự sợ hãi và ảnh hưởng của những hoạt động từ Otpor lên phụ huynh của các thành viên: Stanko Lazendic

Sự sợ hãi ảnh hưởng rất lớn tới nhiều người. Phải mất nhiều thời gian để một người thoát khỏi sợ hãi, từ chính bản thân, để quyết tâm, để nói “Đủ rồi … Tôi không chịu nổi nữa … Tôi phải phát biểu ý kiến của mình … Tôi phải nói lớn rằng mình không bằng lòng điều gì đó”. Phần lớn mọi người sẽ nói “Im nào – mày có công ăn việc làm”, hoặc chỉ hỏi mọi người tại sao họ không phàn nàn, tại sao họ không nói gì ta sẽ gặp những câu trả lời như “Tôi có việc làm, có con nhỏ, có này có kia”. Có nhiều lời biện hộ khác nhau, và tất cả chỉ vì sợ. Tin tôi đi, hàng xóm thấy cảnh sát tới và phá cửa nhà lúc 3 giờ sáng không phải là một cảnh tượng đẹp.

Không dễ dàng cho phụ huynh phải đối phó những chuyện này. Con cái bị cho là “khủng bố”, bị buộc tội những gì họ không làm, và cảnh sát tới nhà hàng ngày chỉ vì con cái họ biểu thị chính kiến theo kiểu khác. Những phụ huynh phải đi làm và tiếp xúc với đồng nghiệp.

Mỗi chúng ta đều sống qua thời trẻ một cách tiêu cực. Có một tuổi trẻ tiêu cực và tương lai mù mịt, chúng tôi không có gì để mất. Chúng tôi có thể phản ứng và tham gia tạo dựng tương lai riêng, thoát ra khỏi tình trạng này, hoặc đơn giản “im lặng” đầu hàng, và giả bộ như chuyện này không liên quan tới mình.

Về những rủi ro trong việc là thành viên Otpor: Stanko Lajendic

Tôi biết những gì có thể xảy ra từ đầu, và những hậu quả cho việc tôi nói lên ý kiến mình. Tôi ý thức rằng tôi thuộc một tổ chức gọi-là “phi pháp” vì chúng tôi không đăng ký. Tôi biết những gì tôi làm chinh quyền sẽ bực mình. Vì vậy tôi biết mình có thể bị bắt, bị nhốt, xử tội và đánh đập. Tôi sẵn sàng chấp nhận mọi thứ. Tôi tin những gì tôi làm, và tôi đang làm đúng. Tôi biết mình không dùng những cách “dơ bẩn” mà chính quyền đang dùng. Nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ tới chuyện dùng vũ khí và biểu lộ những phàn nàn của mình vào chính phủ kiểu đó.

Khi mọi người bắt đầu gia nhập Otpor, thanh niên và lớn tuổi hơn, tôi luôn nói với những người mà tôi có dịp: “Các anh ở đây là chọn lựa cá nhân”. Chúng tôi không muốn ép buộc ai tới đây gia nhập, rồi sau này khi bị cảnh sát bắt, các anh sẽ nói “Tôi không biết gì cả … Họ buộc tôi làm thế”. Chúng tôi không muốn điều đó xảy ra. Ai gia nhập Otpor phải nhận thức về những rủi ro và hậu quả có thể . Tôi nói thế, và họ đi theo. Họ biết có thể họ sẽ mất việc sau này, và thân quyến họ cũng có thể mất việc . Cùng lúc, họ biết nếu chúng ta chọn cách đúng đắn diễn đạt niềm tin của mình, nếu chúng tôi cố làm nhiệm vụ của mình, mà thuyết phục mọi người đi bầu, thì cái chính thể này có thể bị lật đổ. Vào ngày 24 tháng Chín, chúng tôi chứng mình điều đó có thể xảy ra.

Về các thành viên Otpor và bị chính quyền reo tiếng xấu: Srdjan Milivojevic


Họ phần lớn đều trẻ, trung bình khoảng 20. Họ đều có học thức, họ yêu nước. Anh không thể cáo buộc phản bội đối với những người đã chiến đấu 4 năm trong các cuộc chiến vô nghĩa của Slobodan Milosevic. Anh không thể nói người ta là phản bội khi họ bảo vệ đất nước khi NATO đưa quân vào, và biết sẽ thua trước khi xảy ra chiến sự - vì họ yêu nước của họ. Anh không thể cáo buộc phản bội đối với những thiếu nữ, 22 hay 23, muốn sống như những thiếu nữ cùng độ tuổi ở các quốc gia khác, được đi du lịch với passport Nam Tư mà không thấy xấu hổ vì mình từ Serbia. Họ là những người biết rõ những gì họ muốn và sẽ phải làm cách nào.

Cái đáng sợ nhất cho chính quyền là chúng tôi đã dùng biện pháp phi bạo lực trong cuộc đấu tranh của mình. Và các phương pháp rất đa dạng làm họ kinh ngạc. Những ý kiến mới luôn tuôn ra và thanh niên là nguồn lực không bao giờ cạn. Lúc nào cũng có ý kiến mới, mới và mới.

Về tác động với cảnh sát: Srdjan Milivojevic

Tôi tin rằng cảnh sát muốn biết có bao nhiêu người hoạt động trong Otpor. Tôi để ý thấy mình bị theo dõi và điện thoại bị nghe lén.

Một đôi lúc qua điện thoại, chúng tôi tuyên cáo sẽ làm những thứ này vào 4 giờ sáng khi trời lạnh kinh khủng và tất nhiên chúng tôi sẽ không tới. Tôi và bạn mình sẽ tới chỗ đó để xem cảnh sát chặn đường, chúng tôi sẽ tới chỗ khác và vẽ lên tường, nói rằng, “Các người chết cóng vô ích. Chúng tôi ở đây tối qua”.

Thế, khoảng một tá thanh niên tụ tập thật nhanh. Chúng tôi chọn lựa hoạt động. Chúng tôi không muốn một tổ chức có người đứng đầu. Tất cả các quyết định đều do thống nhất. Chúng tôi lập kế hoạch cho tất cả các hoạt động của mình. Chúng tôi làm theo kiểu mẫu của Otpor ở Belgrade, của Otpor ở Novi Sad. Và tới tháng 11, chúng tôi quyết định tái tổ chức phong trào Otpor toàn quốc để làm thành một tổ chức nghiêm túc hơn, không có thang bậc, không có người đứng đầu. Sẽ dễ dàng để mua chuộc, bắt hoặc thủ tiêu người đứng đầu. Chúng tôi phải lập ra hàng trăm người đứng đầu loại thấp.

Điều quan trọng nhất đối với dân chúng là chúng tôi không tranh giành quyền lực, nhưng tranh đấu cho tự do của người Serbian. Đây là điểm chính – không chỉ cho người Serbian, mà cho mọi công dân của Serbia.

Về đường lối nghiêm ngặt với cảnh sát và với đám đông dân chúng về vấn đề cảnh sát (Nhu thuật chính trị): Srdja Popovic

Vâng, chúng tôi có một đường lối nghiêm ngặt đối với cảnh sát và đám đông về vấn đề cảnh sát. Tới bây giờ - như trong sách của Gene Sharp và những cuốn khác, có 3 cách để làm cho đám đông tham gia chuyện của mình. Đầu tiên là chuyển hóa (conversion), thứ nhì là thích hợp hóa (accommodation), thứ 3 là bắt buộc (coercion). Như Milosevic bị bắt buộc trong giai đoạn cuối.

Nhưng thường thì sự thương hại của dân chúng sẽ là động lực mạnh mẽ để họ chuyển đổi. Có nguyên một chương trong cuốn sách với tựa đề này, và nếu tôi nhớ không lầm, việc “Trở thành nạn nhân” là một cách để chuyển hóa một người. Và đó là những gì chúng tôi làm. Chúng tôi tạo sự thương hại trong đám đông.

Chuyện bình thường khi một tay cảnh sát to lớn và xấu xa bắt những thiếu nữ tuổi 17. Cũng bình thường sẽ tạo ra [thương hại] trong những người là phụ huynh vì họ nhìn thấy con cái mình trong những người hoạt động Otpor. Nhưng đối với cảnh sát, chúng tôi cố tiếp cận họ 3 lần và lần thứ 3 thì có hiệu quả. Lần đầu tiên, chúng tôi tạo ra một thông điệp. Chúng tôi có qua huấn luyện trong việc tạo ra thông điệp. Thông điệp của chúng tôi là “Không có giao tranh giữa cảnh sát và chúng tôi”. Người khác đã dùng lầm cảnh sát để chống lại sinh viên. Điều này không bình thường. Không có lý do gì cảnh sát lại đi chiến đấu chống lại tương lai của đất nước này – và chúng tôi lập lại và lập lại điều này trong các hoạt động công cộng của mình.

Một ví dụ quan trọng là mùng 4 tháng Tư, khi chúng tôi tổ chức một sự kiện ở Quảng Trường Sinh Viên (Students’ Square). Ngày 4/4 ở đây là “Ngày Sinh Viên” vì trong những năm 1930, có một cuộc đụng chạm giữa sinh viên và cảnh sát làm 2 sinh viên bị giết. Và ngày đó trở thành lễ cho sinh viên ở đây. Vì vậy chúng tôi chọn ngày đó và nói: “lịch sử sẽ không tái diễn” – đó là một trong những lời kêu gọi của chúng tôi. “Chúng tôi không đánh nhau với cảnh sát”. Và những gì chúng tôi làm, chúng tôi chọn 10 thanh niên, cột tay và bịt mắt họ, và họ đóng vai sinh viên. Họ quay mặt vào tường và một thiếu nữ với thùng sơn đỏ biểu tượng của máu – và trước mặt khán giả cũng như nhà báo. Ở cái tường khác, một nhóm các người hoạt động của chúng tôi trải những tờ giấy trắng, dính lên tường bằng kim và viết những cái tên lên đó. Và những cái tên trên giấy là tên của những cảnh sát đã chết một cách vô ích trong cuộc chiến của Milosevic ở Croatia, Bosnia, Kosovo.

Và thông điệp chúng tôi muốn truyền tải là chúng tôi, cùng với nhau, là nạn nhân của chế độ. Và không có lý do nào để gây ra đối kháng giữa các nạn nhân với nhau. Một loại nạn nhân trong đồng phục xanh, nạn nhân loại kia mặc quần jeans xanh, nhưng không có lý do đổ máu giữa 2 khối . Vì vậy chúng tôi được 4 hay 5 mục chính (headlines) trong thông tin với thông điệp đó, và chúng tôi biết rằng đã tạo kết quả trong giới cảnh sát.

Sau đó chúng tôi tổ chức diễu hành với phái nữ phía trước, đem hoa trong ngày Cảnh sát Quốc gia. Chúng tôi tới trạm cảnh sát. Họ dừng chúng tôi. Một tình huống vô cùng ngu ngốc. Họ đứng đó, lực lượng đặc biệt, trong trang phục ngụy trang, trông rất ngầu. Sau họ, cảnh sát trong đồn ngó ra từ những cửa sổ và các cô gái thẩy hoa về phía họ - và lần khác nữa.

Nhưng nói chung, thành quả lớn nhất là phương phát chúng tôi dùng để làm dịu cảnh sát vì ngày 1 tháng 11, vào thứ Hai và chúng tôi bắt đầu diễu hành qua Belgrade vì đã thỏa thuận với DOS là để các thủ lĩnh của họ rời Belgrade và tới vùng Kolubara đang có đình công của thợ mỏ. Đó là điểm chính của toàn bộ câu chuyện. Và chúng tôi nhận vai trò cổ động và thúc giục ở Belgrade. Thế là chúng tôi tổ chức những cuộc diễu hành lớn trong 3 ngày bắt đầu khoảng vài ngàn sinh viên càng ngày càng tăng kéo dài nhiều cây số cho tới 40 000 người. Đấy là những gì chúng tôi làm. Mọi người tham gia, và mọi người đều bày tỏ, và, ngày đầu là 23, ngày cuối cùng dài tới 29 cây số. Cuộc diễu hành kéo dài bảy tiếng rưỡi. Chúng tôi được gì ngoại trừ làm kiệt sức những người dẫn đầu khối người đó? Thành công là khối người đó phải đi qua mọi nơi và mọi người phải nhìn thấy được từ cửa sổ. Thí dụ, nếu bạn có 40 000 người cùng đồng lòng, trong 7 tiếng rưỡi – có nghĩa hơn 100 000 người chứng kiến trong 5 phút, 10 phút, nửa tiếng – và cảm thấy hứng khởi.

Một ví dụ khác, vào ngày có đối kháng tại mỏ Kolubara, cảnh sát được lệnh phải can thiệp, nhưng họ từ chối. Vì vậy chúng ta phải đưa ra sự ủng hộ của sinh viên – hàng ngàn người của chúng tôi bây giờ ủng hộ những người dũng cảm đó đang làm nhiệm vụ của họ là bảo vệ nhân dân – vì đó là nhiệm vụ của cảnh sát. Và chúng tôi dùng một lời hô từ những trận đá banh – đội tuyển quốc gia Nam Tư mặc đồng phục xanh, và họ rất nổi tiếng ở đây . Và có lệ các cổ động viên bóng đá sẽ đồng thanh “Các bạn áo xanh! Các bạn áo xanh! Các bạn áo xanh!” từ hàng ngàn cổ họng. Việc đó làm giảm căng thẳng và đưa thông điệp vào tư duy của họ thúc dục những người của chính chúng tôi và đưa ra thông điệp, “Nào, nào, hãy gia nhập với chúng tôi”.

Ngược lại là những cuộc biểu tình khi trước ở Serbia mà không có hướng dẫn thích hợp, mọi người sẵn sàng đối diện với cảnh sát, khiêu khích họ với những tiếng hú (như chó) vì tiếng lóng của Serbia chỉ cảnh sát là chó. Và chuyện này làm tăng độ căng thẳng, cũng đưa ra một thông điệp rõ ràng rằng chúng ta là kẻ thù, và xung đột là cần thiết. Vậy những gì chúng tôi làm bây giờ là cố vượt qua bộ đồng phục và lay động họ ở đáy lòng, để nói rằng nào các anh, chúng ta cùng nhau. Đây là đất nước của chúng ta. Các anh là bộ phận cần thiết của đất nước này. Chả có lý do gì để cứu vãn một tay độc tài thất bại – Chuyện đó ngu xuẩn.

(Trích trong cuộc phỏng vấn với Steve York: Belgrade, 30 tháng Mười một, 2000.)

Lề Trái chuyển dịch 


Nguồn: Dân Luận 

Read more

19 tháng 1, 2012

Các câu hỏi thường gặp về đấu tranh bất bạo động

0

(Wikibấtbạođộng)


Đấu tranh bất bạo động là gì?    
    
Trong một tiến trình đấu tranh bất bạo động, hành động đối kháng dân sự được áp dụng để thách thức quyền lực của kẻ cầm quyền, làm cho cái giá phải trả của quá trình áp bức cao hơn, và làm thuyên giảm các nguồn lực của phía cầm quyền, trong đó có các lực lượng quân đội và cảnh sát.

Có hơn 198 chiến thuật (hay phương pháp) đấu tranh bất bạo động. Nhiều hình thức bày tỏ sự phản kháng khác nhau - kháng thư, tuần hành, hình ảnh biểu ngữ hay biểu tình số lượng lớn - có thể làm suy yếu sự cầm quyền của thể chế áp bức, đồng thời giúp tuyển chọn vận dụng thành viên, huy động, và tăng cường sự tham gia góp sức của người dân vào phong trào đấu tranh bất bạo động. 

Một số hình thức bất hợp tác nhất định - như bỏ việc, từ chối thực thi mệnh lệnh, và bất tuân dân sự - cũng giúp phá vỡ thế cân bằng giữa kẻ cầm quyền và giới đấu tranh. Các hình thức bất hợp tác khác - như lãn công, đình công, tẩy chay, không đóng phí, hay thuế - có tác dụng ngưng cắt nguồn lực vật chất của thể chế cầm quyền. Các hình thức đấu tranh trực tiếp như tọa kháng, đấu tranh kinh tế có mục tiêu, hay ngưng trệ hoạt động thường lệ có thể gây áp lực hay phá vỡ trực tiếp hệ thống quản lý điều hành của thể chế cầm quyền.

Những phương thức chiến thuật này thay đổi rất nhiều về mặt thời gian hay nguồn lực cần thiết để thực thi (ví dụ như việc biểu tình chiếm cứ một tòa nhà so với việc vẽ hay treo một dấu hiệu), về mặt các rủi ro liên quan (ví dụ như việc đình công công cộng so với việc vận động người tiêu dùng tẩy chay hay đình công bằng cách ngồi nhà), về mức độ cần tập trung hay phân bổ số người ra sao (ví dụ như việc biểu tình trước tòa thị chính so với việc vận động một cộng đồng dân cư lớn không đóng thuế), hay về số lượng người cần huy động để thực hiện một kế hoạch nhất định (ví dụ việc tổ chức một cuộc tuyệt thực phản kháng so với một chiến dịch bất tuân dân sự lớn).

Các phương thức chiến thuật còn thay đổi đa dạng theo chức năng; ví dụ một số chiến thuật - như phân phát tài liệu nhằm vận dụng kết nạp nhân sự hoặc vận động gây quỹ, hay huấn luyện nhân sự cho phong trào - có tác dụng tăng cường sức mạnh cho tổ chức, trong khi đó các chiến thuật khác - như biểu tình số lượng lớn hay lãn đình công - lại có tác dụng đối diện đấu tranh trực diện với thể chế cầm quyền.

2. Đấu tranh bất bạo động có tác dụng thế nào?

Đấu tranh bất bạo động có tác dụng là làm suy giảm khả năng quyền lực của thể chế cầm quyền để ảnh hưởng tới các sự kiện cũng như khả năng lạm dụng vị trí cầm quyền của mình để quản trị xã hội và quốc gia. Việc này xảy ra khi trách nhiệm cũng như sự trung thành của các nhóm hay định chế giúp cho sự tồn tại của chế độ (như công an, cảnh sát, quân đội, truyền thông, hành chính, kinh doanh, người lao động, học sinh sinh viên, các định chế tôn giáo hay các thành phần khác), là những yếu tố và chế độ dựa vào, bị suy giảm hay thậm chí sụp đổ. Các thành phần nói trên có thể thay đổi vận động vào các vị trí trung lập trong tương quan tới phong trào đấu tranh hoặc thậm chí chủ động tham gia hỗ trợ cho phong trào để đối lại với những chính sách hay luật lệ sai trái của thể chế cầm quyền.

Khi các nhóm đối kháng trong một xã hội bắt đầu có khả năng thống nhất kết hợp lại với nhau, để hình thành một phong trào đấu tranh bất bạo động, nhằm xây dựng một chiến lược hoạt động và định ra các mục tiêu đấu tranh căn cứ vào những phân tích chính xác dựa trên tình hình thực tế, đồng thời tổ chức thực thi các hoạt động để nhằm thay đổi hay xoay chuyển sự trung thành và cơ chế hoạt động của các thành phần hỗ trợ chế độ, thì chế độ mất đi khả năng cầm quyền và do đó quyền lực được chuyển vào tay nhân dân.

3. Đấu tranh bất bạo động khác với “bất bạo động” đơn thuần hay đối kháng thụ động như thế nào?

"Bất bạo động" đơn thuần thông thường là một sự lựa chọn đạo đức. Trong khi đó, đấu tranh bất bạo động thì lại là một lựa chọn mang tính thực tế. Đấu tranh bất bạo động là lựa chọn dựa trên lực lượng và sức mạnh - tổ chức hóa và áp dụng vào công cuộc đấu tranh để giành được các quyền lợi hay các quyền chính trị, quyền kinh tế và các mục tiêu xã hội khác. Nhiều người từng sử dụng đấu tranh bất bạo động trong quá khứ để giành các quyền của mình vì họ nhìn nhận rằng các biện pháp bạo động hay vũ trang đã không hiệu quả hay cũng vì thực tế là họ không có khả năng sở hữu các phương tiện hay vũ khí để thực hiện một cuộc đấu tranh vũ trang.

Khi một phong trào đấu tranh bất bạo động kiên quyết theo đuổi được chiến lược đoàn kết con người và huy động họ hành động, tập trung vào việc đạt được các mục tiêu đã đặt ra trong khi làm thuyên giảm sự trung thành và hợp tác của các thành phần hỗ trợ cho chế độ - đặc biệt là sự trung thành của cảnh sát, công an và quân đội - thì phong trào có khả năng thu được quyền lực có thể thực hiện thay đổi mang tính quyết định. Hoàn toàn không có gì là thụ động khi tận dụng những sức mạnh như vậy. Gandhi cho rằng đấu tranh bất bạo động lại là “sức mạnh lớn và chủ động nhất trong thế giới.”

4. Đấu tranh bất bạo động có thể đối lại với các chế độ chuyên chế bạo ngược hay trong các xã hội bị áp chế nặng nề hay không?

Nhiều thể chế bạo quyền ghê gớm nhất trong thế kỷ 20 đã bị phá bỏ thông qua các cuộc đấu tranh bất bạo động.

Tại Chile, Tướng Augusto Pinochet là kẻ đã cho tra tấn và thủ tiêu hàng ngàn nhà đối kháng, nhưng phong trào đấu tranh bất bạo động tại đây đã thực hiện được việc lật đổ ông ta.

Chế độ phân biệt chủng tộ Apartheid tại Nam Phi trước đây từng ra luật cấm việc hội họp của người da đen thậm chí đe dọa, và thực tế đã thực hiện thủ tiêu các nhà vận động tổ chức đấu tranh, nhưng rốt cục cuộc đấu tranh bất bạo động của người da đen bản địa tại đây vẫn đã có được khả năng phá vỡ các quyền lực nội bộ cũng như các hỗ trợ quốc tế đối với thể chế này.

Tại Philippines, hơn 70 công nhân đấu tranh đã bị giết hại trước cuộc bầu cử năm 1986, nhưng dù vậy người dân vẫn thành công trong việc tổ chức lật đổ nhà độc tài Ferdinand Marcos không lâu sau đó bằng các phương thức bất bạo động mang tên quyền lực nhân dân.

Và phong trào công đoàn Đoàn kết (Solidarity) của Ba Lan đã mở ra không gian hoạt động cho giới đối kháng, khi mà trước đó chế độ chính trị tại đây rất ngột ngạt, đặc biệt khi chế độ Cộng sản áp dụng thiết quân luật.

Một trong các lý do cơ bản mà những cuộc đấu tranh bất bạo động nói trên cũng như tại những nơi khác đã thành công trước chế độ áp bức là vì họ đã tác động được vào và làm thay đổi sự hỗ trợ của các cột trụ chính trong xã hội – bao gồm cả các lực lượng an ninh - vốn là những thành phần nâng đỡ cho chế độ cầm quyền. Một khi phong trào đấu tranh bất bạo động bắt đầu có được khả năng xoay chuyển những cột trụ như vậy, thì xã hội sẽ ở trong tình trạng mà chế độ không còn có thể cai trị được nữa, và do đó dẫn đến sự thay đổi lãnh đạo hay thể chế.

Những người không hiểu được phương thức vận hành nói trên của đấu tranh bất bạo động thường phủ nhận những thành tựu mà phương pháp này đã và đang đem lại - nhưng ngược lại, hàng triệu triệu người vốn nay không còn phải sống dưới các chế độ toàn trị nữa do bị lật đổ bởi các chiến lược bất bạo động - thì sẽ không đồng tình với những người còn nghi ngờ ở trên.

5. Các phong trào đấu tranh bất bạo động lớn hiện nay đang xảy ra ở đâu trên thế giới?

Hiện có nhiều phong trào đang diễn ra trên thế giới, ví dụ như các nhóm đấu tranh đòi quyền dân sự tại các quốc gia như Azerbaijan, Belarus, Miến Điện, Colombia, Trung Quốc, Cuba, Ai Cập, Honduras, Iran, The Gambia, Việt Nam. Tại các nơi như Tây Tạng, Tây Papua, Tây Sahara hay Palestine, một số nhóm cũng đang đấu tranh theo hình thức bất bạo động cho các mục tiêu dân tộc.

6. Đấu tranh bất bạo động có xảy ra thường xuyên trong lịch sử hay không?

Đấu tranh bất bạo động xảy ra trong lịch sử thường xuyên hơn người ta hay nghĩ.

Anh Quốc đã phải từ bỏ chế độ cai trị thuộc địa đối với Ấn Độ sau một cuộc đấu tranh bất bạo động trường kỳ kéo dài hàng thập niên do Thánh Gandhi lãnh đạo.

Người dân Đan Mạch cũng như một số nước khác ở Châu Âu đã áp dụng phương pháp đối đầu dân sự đối với chế độ quản trị Đức Quốc xã trong thời Thế chiến II, gây khó khăn cho việc chiếm đóng cai trị, đồng thời củng cố tinh thần đấu tranh và sự đoàn kết, trong lúc phần nào cứu giúp được hàng ngàn sinh mạng người Do Thái tại Berlin, Đan Mạch, Bulgaria và những nơi khác.

Người Mỹ da đen đã áp dụng phương thức bất bạo động cho cuộc đấu tranh của mình chống lại tình trạng phân biệt màu da tại Hoa Kỳ trong những năm 60.

Công nhân Ba Lan đã thực hiện các cuộc đình công hồi những năm 80 và giành được quyền thành lập công đoàn độc lập - là thắng lợi to lớn trong một đất nước bị Cộng sản cai trị khi mà hàng triệu binh sĩ Liên Xô vẫn còn đồn trú tại đây.

Hai nhà độ tài Marcos tại Philippines và Pinochet tại Chile bị hạ bệ bởi các phong trào bất bạo động hồi những năm 80.

Phong trào đòi xóa bỏ tệ phân biệt chủng tộc Apartheid tại Nam Phi đã áp dụng các hình thức tẩy chay cũng như bất hợp tác khác để làm suy yếu chính quyền da trắng, đưa chính quyền này vào thế phải thương lượng với phía đối kháng về tương lai thể chế chính trị của đất nước.

Vào cuối những năm 1980, người dân Đông Âu và Mông Cổ đã tổ chức được các cuộc biểu tình chống đối dân sự một cách hiệu quả gây sức ép to lớn tới các chế độ Cộng sản, kết quả là xóa bỏ được sự độc quyền cai trị của họ.

Năm 2000, người Séc-bia lật đổ được Slobodan Milosevic, sau khi phong trào đấu tranh bất bạo động vận dụng được sự hỗ trợ của công an và quân đội, qua đó phá vỡ được các cột trụ chống đỡ chế độ độc tài khi đó.

Năm 2002, nhân dân tại đảo quốc Madagascar đã đoàn kết với nhau trong tinh thần bất bạo động để bảo vệ kết quả cuộc bầu cử tổng thống tại đây.

Năm 2003, người dân Gru-dia thực hiệc các hành động bất bạo động để phơi bày các gian lận bầu cử, qua đó đòi thực hiện đúng kết quả bầu cử, năm 2004 người dân Ukraina cũng làm được việc tương tự.

Năm 2005, người dân Li-băng thực hiệc các hành động bất bạo động để xóa bỏ chế độ quân quản của Syria tại đây.

Năm 2006, người Nê-pan thực hiệc các hành động bất bạo động để phục hồi lại thể chế dân chủ tại nước mình.

7. Các chính phủ có tính đến ảnh hưởng của những cuộc cách mạng bất bạo động trong các chính sách của mình hay không?

Thường các chính phủ không tính đến ảnh hưởng của các cuộc cách mạng bất bạo động vào những chính sách của mình.

Hồi đầu và giữa những năm 1990, Chính phủ Hoa Kỳ dự tính dựa nặng vào các giải pháp ngoại giao để ngăn chặn việc Slobodan Milosevic can thiệp vào Bosnia. Nhưng cùng lúc đó Hoa Kỳ lại từ chối hỗ trợ cho các tổ chức đối kháng chính trị người Séc-bia vốn đòi dân chủ bằng các phương pháp đấu tranh bất bạo động chống lại Milosevic. Khi Milosevic thực hiện việc thanh trừng sắc tội tại Kosovo, NATO đã thực hiện chiến dịch không kích Séc-bia cho đến khi Milosevic ngưng, nhưng vẫn nắm quyền lực. Cuối cùng vào năm 1999, Hoa Kỳ và các định chế tại Châu Âu mới đưa ra sự hỗ trợ tương đối nhưng tập trung để hỗ trợ các nhóm đấu tranh đòi dân chủ bất bạo động tại Séc-bia, với kết quả là hạ bệ được Milosevic.

Những gì mà thương lượng ngoại giao và không kích không đạt được – xóa bỏ hoàn toàn tình trạng khủng bố trong khu vực do chế độ Milosevic gây ra – thì lại đã đạt được thông qua đấu tranh bất bạo động. Hỗ trợ của Hoa Kỳ và Châu Âu giành cho phong trào đấu tranh dân chủ tại Séc-bia tuy không phải là lý do cơ bản cho thành công, nhưng rõ ràng là có các tác dụng. May mắn thay, nhiều nhà chính trị tại một số quốc gia nay đã nhìn nhận được vấn đề này và thức tỉnh trước thực tế rằng những cuộc đấu tranh bất bạo động lại thường đem lại các kết quả thay đổi dân chủ hữu hiệu, qua đó giúp cho việc bảo đảm nền hòa bình bền vững. Điều này có khả năng sẽ thay đổi bản chất của các hoạt động và chính sách gìn giữ hòa bình trên thế giới.

8. Các chính phủ và tổ chức phi chính phủ có thể làm những gì để hỗ trợ những phong trào bất bạo động?

Chính phủ tại các quốc gia dân chủ và các tổ chức quốc tế cần hình thành một cơ chế tiếp cận đầy đủ và minh bạch để hỗ trợ (nhưng không phải điều khiển hay can thiệp vào) cho các phong trào đấu tranh bất bạo động dân sự. Cấu thành cơ bản của cách tiếp cận này là cần phải giúp cho quá trình:

- Trao đổi quảng bá kiến thức phổ cập cho người dân tại các quốc gia đang còn nằm dưới sự áp chế về   tác dụng của quá trình đấu tranh dân sự và cách mà quá trình này có thể được lên kế hoạch chiến lược thực hiện. Việc này có thể được thực hiện bằng cách hỗ trợ tài chính cho các cố gắng độc lập để có được những công cụ, thiết bị hay đào tạo về đấu tranh bất bạo động giành cho các nhóm đấu tranh.

- Sức ép quốc tế đối với các thể chế độc tài phải được gia tăng đồng thời truyền thông quảng bá thông tin cũng phải được mở rộng. Điều này sẽ giúp tuyên truyền và bảo vệ quyền cho những ai tham gia và những phong trào đấu tranh bất bạo động cũng như những người phải đối mặt với đàn áp tù tội.

9. Vì sao thành công của các cuộc cách mạng bất bạo động chưa được đánh giá cao và áp dụng rộng rãi?

Phần lớn người ta được dậy rằng quyền lực đi từ quyết định của các lãnh đạo chính phủ, tập đoàn kinh tế, hay các tổ chức lớn, hay đi từ những đe dọa sử dụng hay thực tế sử dụng sức mạnh bạo lực. Vì thế người ta thường không hiểu được rằng khi các công dân tại một thành phố, một khu vực hay một quốc gia tổ chức hóa và tập hợp lại thì họ sẽ có khả năng đem lại sức mạnh to lớn và do đó thay đổi đáng kể.

Một số trí sĩ, tổ chức và các thành viên của giới truyền thông luôn đưa ra luận điểm củng cố niềm tin của họ rằng quyền lực chỉ đi từ những lãnh đạo cầm quyền, hay bạo lực, bởi vì đó chính là những gì họ thường xuyên nói và viết tới. Điều này tạo ra sự hiểu lầm rằng hành động bạo lực hay vũ trang của những thành phần cách mạng hay thậm chí những kẻ khủng bố mới là hình thức mạnh mẽ nhất để chống lại sự áp chế. Thực tế là trong vòng 100 năm vừa qua, đã có những kẻ độc tài khát máu hay thậm chí những thế lực quân sự bị vô hiệu hóa hay xóa bỏ bởi những phong trào áp dụng chiến lược bất bạo động.

10. Các phong trào bất bạo động có cần những nhà lãnh đạo thần thánh như Gandhi hoặc Martin Luther King hay không?

Các phong trào bất bạo động không nhất thiết phải được lãnh đạo bởi các nhân vật thần thánh siêu việt như Gandhi hay Martin Luther King, Jr.

Tuy rằng tính chất lãnh tụ có thể là quan trọng, nhưng điều quan trọng hơn nhiều chính là khả năng của bản thân phong trào hay tập hợp lãnh đạo của phong trào có được tư duy chiến lược rõ ràng và đưa ra các quyết định đúng đắn đối với việc thành bại. Ví dụ, những sinh viên Trung Quốc trong nhóm lãnh đạo cuộc biểu tình tại Thiên An Môn trước đây đều có các khả năng cá nhân đáng kể nhưng cuộc đấu tranh của họ bị thất bại vì đã không hình thành được một chiến lược sẽ làm gì khi Chính phủ Trung Quốc từ chối các yêu sách của phong trào.

Đôi khi việc dựa vào một nhân vật mang tính lãnh tụ hay biểu tượng duy nhất lại có hại cho phong trào – vì nếu người lãnh đạo này bị bắt, bị tha hóa, sợ hãi, hoặc đưa ra quyết định sai lầm. Các phong trào thực hiện chính sách ẩn lãnh tụ hay phi tập trung hóa lãnh đạo thường lại có nhiều ưu điểm hơn. Ví dụ, các lãnh đạo phong trào phản kháng Đan Mạch chống lại ách chiếm đóng của Phát xít Đức trong Thế chiến II hoàn toàn giữ danh tính bí mật. Phong trào dân chủ Séc-bia lật đổ Slobodan Milosevic hồi năm 2000 cũng vận hành cơ bản theo phương thức phi tập trung lãnh đạo hóa và thực tế cũng không có cá nhân lãnh đạo chính nổi bật nào.

Sự thành công trong công cuộc lãnh đạo nhân dân Ấn Độ chống ách đô hộ Anh Quốc của Thánh Gandhi thực ra không hoàn toàn dựa vào hình tượng lãnh tụ của ông mà là do những chiến dịch đấu tranh liên tục đã vận động được người Ấn thuộc mọi tầng lớp tham gia để đứng lên làm chủ vận mệnh cuộc sống của mình trong lúc làm giảm dần các giá trị và ích mà người Anh có được khi cố gắng ghìm giữ Ấn Độ làm thuộc địa của mình.

Về trường hợp của Martin Luther King, Jr., thì ông thực sự là nhà hùng biện tài giỏi, nhưng thực tế năng khiếu đó cũng sẽ không có tác dụng nhiều nếu những người tham gia phong trào đấu tranh không nhận thức được rằng người Mỹ gốc Châu Phi cùng những đồng minh trong xã hội của mình cần gây sức ép lên hệ thống phân biệt chủng tộc, trong khi có các hành động để ảnh hưởng tới những lợi ích kinh tế và chính trị đối với hệ thống này. 

Chuyển dịch: Wikibấtbạođộng
Nguồn: International Center for Nonviolent Conflict

Read more