Khái niệm căn bản của đấu tranh bất bạo động



Những điều kiện của một cuộc đấu tranh bất bạo động

- Phải là một cuộc xung đột trong đó ít nhất có một phía tin rằng những phương thức cổ điển để giải quyết tranh chấp không đủ. 

- Quyết định bất bạo động là cách hữu hiệu nhất để giải quyết xung đột.

- Sử dụng những chiến thuật mà nền tảng là dân sự để làm soi mòn nguồn gốc quyền lực của đối phương.

Những nguyên lý cốt lõi

- Quyền lực trong xã hội đến từ sự đồng ý và tuân phục của người dân. Trong đấu tranh bất bạo động, việc người dân thay đổi thái độ liên quan đến sự đồng ý và tuân phục, và từ đó thay đổi cách hành xử, là một cách để thực thi quyền hạn của mình.

- Tất cả những chế độ độc tài đàn áp đều dựa vào sự hỗ trợ của những nhóm cốt lõi trong xã hội để duy trì hệ thống kiểm soát của họ. Đấu tranh bất bạo động khiến cho những nhóm cốt lõi đó không còn trung thành với chế độ và khiến chế độ không còn tin tưởng ở họ nữa.

- Giống như những hình thức đấu tranh khác, phong trào đấu tranh bất bạo động cần phải biết phân tích tình hình và có chiến lược tổng thể thì đấu tranh mới hiệu quả.

- Đấu tranh bất bạo động là một sự lựa chọn thực tế đối với những tập thể bị đàn áp. Họ chọn vì cảm thấy đó là phương thức hiệu đấu tranh hiệu quả nhất có trong tầm tay.

Những ngộ nhận 

- Những ngộ nhận về đấu tranh bất bạo động có dẫn đến việc thông tin sai lạc của giới truyền thông cũng như ảnh hưởng lên những người nghiên cứu chính sách và lên sự hỗ trợ của quốc tế. Sau đây là một số hiểu lầm thường thấy nhất:

- Khác biệt giữa đấu tranh bất bạo động và bất bạo động

“Đấu tranh bất bạo động” là một phương cách thực dụng mà những người dân bình thường sử dụng để đấu tranh chống lại kẻ đàn áp để đòi công lý,  nhân quyền và dân chủ,  trong khi “bất bạo động”  thường được gắn liền với niềm tin tôn giáo hay những nguyên tắc đạo đức.

- Chủ động hay thụ động

Đấu tranh bất bạo động là một hình thức đấu tranh chủ động và tấn công chứ không thụ động hay “chịu trận”. 

- Tạo ra xung đột và giải quyết xung đột

Đấu tranh bất bạo động là một kỹ thuật để tiến hành đấu tranh chứ không phải là thương thuyết, thoả hiệp hay giải quyết xung đột. Thương thuyết hay thoả hiệp có thể theo sau hoặc không theo sau đấu tranh bất bạo động,  giống như có thể xẩy ra hoặc không xẩy ra sau đấu tranh bạo động.

- Tác động của đàn áp

Sự thành công của một phong trào đấu tranh bất bạo động không tùy thuộc vào mức độ bạo lực mà chế độ sử dụng để trả đũa. Chế độ đàn áp để trả đũa không có nghiã là phong trào đấu tranh bất bạo động đã thất bại. Ngược lại, đó thường là chỉ dấu cho thấy là chế độ đã bị lung lay trầm trọng. Những phong trào đấu tranh bất bạo động thành công luôn có những chiến thuật để đối phó với việc bị đàn áp. Vì vậy, mức độ đàn áp có thể ảnh hưởng tới tiến trình đấu tranh nhưng không phải là yếu tố duy nhất quyết định kết quả.       

- Cảm hoá thay vì ép buộc 

Sự thành công của một phong trào bất bạo động không tùy thuộc vào việc cảm hoá hay thuyết phục địch thủ đồng ý với mục tiêu hay những đòi hỏi của phong trào. Thuyết phục hay cảm hoá có thể xẩy ra trong tiến trình đấu tranh, tuy nhiên, việc ép buộc cũng có thể diễn ra bằng cách soi mòn nguồn quyền lực của đối phương.

- Lãnh đạo có uy tín

Một cuộc đấu tranh bất bạo động thành công không nhất thiết phải có những lãnh đạo có sức lôi cuốn quần chúng. Mặc dầu một số phong trào đã từng có những người lãnh đạo như vậy như Thánh Gandhi hay Mục sư Martin Luther King Jr., nhưng những phong trào khác lại không có, kể cả phong trào kháng chiến chống lại nhà độc tài Slobodan Milosevic ở Serbia.

Chuyển dịch: Wikibấtbạođộng
Nguồn: International Center on Nonviolent Conflict