WRITE POST TITLE HERE...

WRITE POST DESCRIPTION HERE...

WRITE POST TITLE HERE...

WRITE POST DESCRIPTION HERE...

WRITE POST TITLE HERE...

WRITE POST DESCRIPTION HERE...

WRITE POST TITLE HERE...

WRITE POST DESCRIPTION HERE...

WRITE POST TITLE HERE...

WRITE POST DESCRIPTION HERE...

WRITE POST TITLE HERE...

WRITE POST DESCRIPTION HERE...

WRITE POST TITLE HERE...

WRITE POST DESCRIPTION HERE...

WRITE POST TITLE HERE...

WRITE POST DESCRIPTION HERE...

26 tháng 1, 2012

Kinh nghiệm OTPOR: sự sợ hãi & vượt qua hiệu ứng của sợ hãi

0

Lề Trái - Cách duy nhất để phản đối chính quyền của Milosevic có hiệu quả là hành động thường xuyên và toàn cõi Serbia. Cách hoạt động đó đã làm cả nước biết đến Otpor, và cả nhãn hiệu “kẻ thù số 1 của công chúng” (public enemy number 1) qua cách nhìn của chế độ.

Không lâu sau lần hành động tập thể đầu tiên của các nhà hoạt động Otpor, chế độ phản ứng tàn bạo, mở đầu một chiến dịch bắt bớ thanh niên vì tham gia vào các hoạt động của Otpor, ủng hộ phong trào, hoặc ngay cả đeo huy hiệu của Otpor – nắm tay trên phù hiệu hoặc in trên áo thung. Chỉ từ tháng Giêng - tháng Chín 2000, hơn 2400 các nhà hoạt động Otpor bị bắt, một số bị đánh đập nặng nề.

Otpor phát triển một kế hoạch dự đoán, nhận thức và chế ngự nỗi sợ gây ra từ phía chính quyền, và một chương trình huấn luyện cho các nhà hoạt động có khả năng bị bắt. Với phương pháp này, OTPOR đã thành công không chỉ trong việc kết nạp thành viên mới qua sự đồng cảm với những thanh niên bị bắt, mà còn lật ngược sự áp bức của chế độ - làm những nhà hoạt động tự hào vì bị bắt.

Bí quyết của thành công: Đối mặt với cường quyền và thắng nó.

Về chế ngự nỗi sợ: đại tá Robert Helvey


Câu hỏi về sự sợ hãi được nêu lên. Và, tất nhiên, những người trong OTPOR, như phần lớn những thanh niên, họ rất can đảm. Nhưng làm thế nào để vượt qua những hiệu ứng của sợ hãi? Vâng, đầu tiên ta không nên nói những người sợ là hèn. Vì một khi ta đã định vị họ là hèn, sẽ xảy ra một hiệu ứng trên não. Đúng, tôi là thằng hèn. Vì vậy, anh nói với mọi người: sợ là bình thường và mọi người đều trải qua sự sợ hãi. Và nếu anh nói với tôi rằng anh chưa hề biết sợ, đầu tiên anh nói dối hoặc đầu óc anh có vấn đề, không bình thường.

Vậy, sợ hãi là những gì xảy ra cho bạn một cách bản năng. Vì là bản năng, bạn không thể bắt nó nghe theo mình, nó xảy ra. Chân bạn lạnh và tại sao? Vì máu chảy ngược lại từ ngoài vào phần giữa cơ thể. Cơ thể đang nói cho anh rằng nó đang chuẩn bị để đối đầu. Dù anh có muốn hay không, cơ thể của anh đang chuẩn bị cho một sự đối đầu.

Não của bạn bắt đầu đưa adrenaline khắp cơ thể để có sức hơn. Bạn bắt đầu thở gấp và mạnh hơn để lấy thêm oxygen vào cơ thể để cơ bắp có thể phát ra nhiều (lực) hơn. Không ai mạnh hơn một bà mẹ đang bảo vệ con mình. Bà ta lấy năng lượng và sức khỏe ở đâu? Cơ thể đã phục vụ bà ta. Bà không tự tạo ra những việc này.

Những điều cơ bản này rất, rất có lợi. Nhưng đôi khi, bản năng nói ta làm những điều có thể không có lợi cho cái tốt chung. Cơ thể của ta, bản năng của ta, nói ta làm một số điều khi đối mặt với đe dọa. Chạy hoặc đứng như trời trồng. Thế này, ta không thể nói mọi người tới cuộc biểu tình và lần đầu tiên họ nghe tiếng dùi cui là họ chạy. Bạn không thể làm thế. Vì vậy ta phải nghĩ cách để giúp mọi người vượt qua hậu quả tai hại của sợ hãi.

Một trong những cách là đừng đứng một mình. Nếu bạn muốn một cuộc biểu tình, nếu bạn muốn hành động, tập hợp mọi người lại, thật ra, để họ sát lại với nhau. Đôi khi, âm thanh của phía bên kia – tiếng dùi cui, tiếng gậy gộc - có thể gây nỗi sợ. Vì vậy bạn có thể khởi động mọi người hô khẩu hiệu và gây nhiều tiếng động để có thể đánh bạt được những tiếng động vang tới. Một việc nữa là vị trí các biểu ngữ. Nếu bạn có bao giờ ở phía tầm ngắm của súng ống, sẽ thấy rất khó chịu. Vì vậy tại sao không để những biểu ngữ đàng trước đám động để những người đứng sau không thấy được. Điều này làm phân giải sự quan ngại của họ.

Và bạn phải tìm ra những việc làm để tránh sự chú ý vào bản năng sợ hãi. Nếu bạn có rất nhiều điều phải làm, nếu sự thành công của cuộc biểu tình phụ thuộc vào những gì bạn làm, thì bạn nên làm thật nhiều để bảo đảm cuộc biểu tình này sẽ thành công. Và bạn sẽ phân công việc cho mọi người, biết đấy .“Anh kia, anh phụ trách hàng này đi cho thẳng. Và đây là công việc thường trực của anh, luôn để ý, đưa mọi người vào hàng”. Và anh ta sẽ bận chú ý vào việc đó. Bạn có những người canh chừng, biết đấy, ở phía sườn, để xem cảnh sát có tới và báo động.

Bạn cần có người mang nước vì có thể sẽ ở đó cả ngày. Và bạn phải bảo đảm, phải lâu lâu phát nước cho mọi người. Đừng chờ người ta xin nước vì mọi người sẽ bị khô nước do phấn chấn. Nếu chuyện đó xảy ra, cuộc biểu tình sẽ thất bại. Vì vậy việc của bạn là làm như thế.

Bạn cũng phải có người lo cấp cứu. Bạn phải huấn luyện, bạn phải đem những thứ này và lâu lâu phải kiểm tra. Đặc biệt nếu trời nóng, sẽ có những người bất tỉnh, bạn sẽ phải làm sao, biết không. Bạn cũng phải có người phụ trách bảng khẩu hiệu – bảo đảm chúng ở một mức cao nhất định. Không cao quá, không thấp quá, nhưng phải đúng tầm. Và bạn sẽ nghĩ ra một tá việc rất quan trọng.

Và điều kế là bạn tập dợt mọi người để họ không ngạc nhiên khi cảnh sát tới. Để họ không ngạc nhiên khi thấy máu. Để họ không ngạc nhiên vì bất cứ chuyện gì. Như Martin Luther King làm ngày xưa, biết không, ông đưa mọi người tới nhà thờ và huấn luyện. Anh té xuống và bảo vệ lấy đầu mình khi cảnh sát bắt đầu đánh anh như thế nào? Vì nếu bạn không ngạc nhiên, khả năng mất phương hướng ít xảy ra. Và đó là những gì xảy ra khi bạn huấn luyện lính tráng. Huấn luyện tình huống thật nghĩa là họ sẽ không bỏ hàng và chạy bỏ bạn và họ biết chính xác phải làm gì khi ra trận. Biểu tình có thể xảy ra như vậy. Vì thế chúng ta tiếp cận [vấn đề] như vậy.


Về sự đàn áp phong trào Otpor: Stanko Lazendic


Phương hướng của chúng tôi về đấu tranh không bạo lực là tổ chức hoạt động và biểu diễn trên đường phố, nghĩa là chọc cười và biếm nhạo chính quyền. Chúng tôi cũng phân phát tài liệu cổ động, tờ rơi; dán khẩu hiệu trên tường với nội dung rõ ràng chỉ trích chính quyền. Cảnh sát cố tô vẽ chúng tôi như tổ chức khủng bố, tội ác, bạo loạn – như không đáng để ý. Nhưng, cảnh sát càng đàn áp chúng tôi, bắt bớ chúng tôi vì mặc áo thun Otpor, hoặc đeo huy hiệu Otpor, càng vô khả thi trong việc họ tô vẽ chúng tôi như những kẻ xấu.

Lấy ví dụ, tôi bị bắt ở Backa Palanka vào tháng hai năm nay vì dán khẩu hiệu của Otpor lên tường, với dòng chữ “Otpor – vì tôi yêu Serbia”. Ông thanh tra phụ trách phòng hình sự hỏi cung tôi. Tôi hỏi ông rằng tôi đã làm những hành động tội ác nào. Ông ta chỉ cúi xuống. Vì vậy, họ không thể đối xử với tôi như với tên tội phạm. Tôi không để cho họ mắng mỏ, vi phạm hoặc đánh đập tôi ở sở cảnh sát. Tôi nhận thức rõ tội lỗi của tôi chỉ là dán khẩu hiệu lên tường, và tại những chỗ luật lệ cho phép. Chính lúc đó cảnh sát hiểu ra chúng tôi sẽ không dùng biện pháp bạo lực, và chúng tôi chỉ đơn thuần đưa ra những chính kiến của mình.

Về bị bắt lần đầu tiên: Srdjan Milivojevic

Lần đầu tiên tôi bị bắt là ngày 18/1, vào ban đêm, khi đang dán khẩu hiệu trong thành phố. Lúc đó rất lạnh, nhiệt độ khoảng âm 22 độ Celsius. Chúng tôi muốn dán những khẩu hiệu nói rằng “Đấu tranh Năm Mới” khắp mọi nơi. Hai cảnh sát tới gần tôi khoảng 4 giờ sáng. Họ thấy tôi dán khẩu hiệu với 4 thanh niên khác. Đầu tiên họ giả bộ không thấy chúng tôi và tôi có nói về họ rất dễ chịu và không bắt chúng tôi vì những gì chúng tôi đang làm.

Tuy nhiên, khoảng 3 phút sau 1 xe cảnh sát đến. 5 cảnh sát nhảy ra khỏi xe và người đầu tiên tới gần tôi và nói, Srdjan “ông ta biết rõ tôi” anh làm gì vậy? Tôi không ngừng những gì tôi đang làm và nói, tôi đang dán lên các biểu ngữ, anh muốn làm với tôi không? Anh sẽ thấy phấn chấn sau khi dán biểu ngữ của Otpor, anh sẽ không thấy sợ nữa. Anh ta nói, anh sẽ phải đi theo tôi. Các thanh nhiên khác sợ và sửa soạn đi theo anh ta. Tôi nói, “Xin lỗi, nhưng tôi không thể đi với anh vì tôi còn rất nhiều biểu ngữ phải dán trong đêm nay, và thật ra không có thì giờ đi theo anh”. Và tôi tiếp tục công việc của mình. Họ cùng tiến về tôi, nắm lấy tay, nói đi theo chúng tôi, và họ ráng đẩy tôi vào trong xe cảnh sát. Tôi nói tôi có thể đi bộ tới sở cảnh sát. Và khi họ không cho phép, tôi hỏi có phải tôi bị bắt không. Họ nói tôi không bị bắt, nhưng tôi phải đi với họ.

Sau đó tôi hỏi tại sao họ bắt tôi. Anh ta nói chúng tôi dán những biểu ngữ với những từ ngữ không phù hợp, và ở những chỗ không phù hợp, rằng chúng tôi phá rối sự an bình và trật tự và chúng tôi làm mất lòng quần chúng. Sau đó tôi hỏi tại sao anh ta cảm thấy phiền toái vì dòng chữ “Otpor, tôi yêu Serbia”, - và điều đó có nghĩa anh không yêu Serbia. Anh cảnh sát nói nếu tôi trải qua một khoảng thời gian như anh ta đã ở Kosovo chiến đấu với những tên khủng bố Albany, tôi sẽ yêu đất nước này 10 lần hơn. “Đúng”, tôi nói, “nhưng tôi sẽ nghĩ Milosevic sẽ phải chịu trách nhiệm 20 lần hơn cho những luật lệ ngu xuẩn của mình và vì vậy nhiều bạn bè của tôi phải chết, và chúng ta cũng phải mất Kosovo.”

Sau đó anh nói tôi phá rối an ninh và trật tự công cộng. Tôi nói tôi không nghĩ những hoạt động của chúng tôi đánh thức dân chúng Krusevac đêm đó. Anh nói tôi làm dân chúng phiền. Sau đó anh rất lúng túng và đẩy tôi vào xe. Tôi chui vào xe và cầm lấy hộp sơn và các tài liệu từ các đồng sự nghĩ rằng vì là thành viên Otpor lớn tuổi nhất ở đây, tôi phải chịu hậu quả cho những gì chúng tôi làm. Chúng tôi tới đồn cảnh sát và ở đó tôi làm bối rối và chế diễu tay cảnh sát trực ở đó. Hắn bối rối vì không thể hiểu một số điều. Khi chúng tôi bắt đầu nói hắn hỏi Otpor là gì. Và khi tôi nói “Trong trạng thái của những quan hệ chính trị ngày nay”, và hắn hỏi trạng thái là gì. Tôi nói cho hắn biết. Và sau đó hắn đóng sổ sau khi ghi chép và nói “Này nhãi, tao được đào tạo để bắt tội phạm ăn trộm máy hát và cạy cửa ban đêm, không phải những kẻ biểu lộ tự do các chính kiến”. Rõ với tôi là chế độ bắt đầu tan rã và chúng tôi đi đúng hướng để bồi cú cuối cùng.

Về việc bị bắt ở Kraljevo: Srjdan Milivojevic

Không lâu sau khi tôi bị bắt ở Kraljevo, họ đưa tôi vào 1 căn phòng để thẩm vấn. Một công an chìm đi vào và hỏi tôi, “Anh là Srdjan Milijovevic?” Tôi trả lời “Đúng, tôi là Srdjan Milivojevic”. Anh ta đứng dậy, chìa tay ra và nói, “Rất hân hạnh được biết 1 người như anh”. Tôi hỏi anh ta, “Để làm gì? Tôi chỉ là người bình thường”. Và anh ta nói với tôi, “Mẹ tôi thuộc nằm lòng bài diễn văn của anh ở Kraljevo, vợ và con tôi nhớ những phát biểu của anh trên TV, và lúc nào cũng nhắc tới, và chính tôi rất mừng khi gặp anh. Tôi không muốn hỏi cung anh vì tôi cảm thấy anh là người trung thực và đấu tranh cho tự do và dân chủ. Tôi sẽ sung sướng nếu anh có thể về bây giờ”.

Về việc bị cáo buộc giết Bosko Perosevic, đồng chí của Milosevic: Stanko Lazendic

Cảnh sát và truyền hình quốc gia phát lệnh bắt Milos (một thành viên Otpor) và tôi cáo buộc chúng tôi tổ chức và là đồng sự trong việc giết ông Perosevic. Chúng tôi không thể tưởng tượng họ sẽ đi xa đến thế mà không thu thập chứng cứ cáo buộc chúng tôi. Chúng tôi trở về từ Cộng hòa Srpska (Phần thuộc Serbia của Bosnia) vào ngày 15 tháng Chín ngay trước bầu cử. Chúng tôi trở lại để chứng minh với mọi người rằng ngay cả họ có thể bắt và xử tội chúng tôi dựa trên lệnh bắt, và ngay cả đánh đập và tra tấn chúng tôi, chúng tôi sẵn sàng trở lại để chứng minh chúng tôi vô tội.

Khi được hỏi vụ xử tử có dính dáng gì tới Otpor, tôi trả lời rằng người đó không quan hệ với Otpor. Anh ta chưa bao giờ trong Otpor, và anh ta cũng không phải là thành viên Otpor. Cảnh sát nói, “Vâng, nhưng chúng tôi tìm thấy các truyền đơn của Otpor trong căn hộ của anh ta”. Hầu như nhà nào cũng có truyền đơn của Otpor, vì chúng tôi phát tán tài liệu cho khách qua đường hoặc bỏ vào các thùng thư. Tôi hỏi họ nếu tờ rơi có trong nhà anh ta chứng minh rằng anh ta hoạt động cho Otpor? Đây là cách họ điều tra đấy hả? Nếu là như vậy, “Thế thì”, tôi nói với họ, “Các anh làm việc rất tốt đấy”.

Một lần nữa, họ nhìn xuống. Đặc biệt là, khi họ thả tôi từ đồn cảnh sát trong ngày hôm đó, sau khi đã giữ tôi 18 tiếng, họ hỏi tôi: “Liệu chúng tôi có thể giữ công việc hiện giờ nếu các anh lên nắm chính quyền không?”

Về cảnh sát: Stanko Lazendic

Bạn có thể thấy họ cũng không thỏa mãn. Dù vậy họ không thể nói ra, vì họ sợ mất việc. Nhân viên cảnh sát tới bắt tôi hỏi họ tới bắt tôi vì chuyện gì. Tôi nói rằng họ, trong tất cả mọi người, phải biết đang bắt tôi vì chuyện gì. Họ trả lời rằng không biết. Sau đó tôi nói vì dán biểu ngữ lên tường. Họ nói không thể tin nổi đây là lý do họ phải bắt tôi. Rồi một người nói nhỏ vào tai tôi: “Tôi cũng không ưa gì Milosevic, nhưng tôi phải làm thế này để giữ công việc”. Tôi nói anh thực thi nhiệm vụ của mình là tốt, nhưng nếu anh lấy gậy đánh đập tôi chỉ vì tôi suy nghĩ khác, thì điều đó không đúng và không thể bỏ qua.

Về sự sợ hãi và ảnh hưởng của những hoạt động từ Otpor lên phụ huynh của các thành viên: Stanko Lazendic

Sự sợ hãi ảnh hưởng rất lớn tới nhiều người. Phải mất nhiều thời gian để một người thoát khỏi sợ hãi, từ chính bản thân, để quyết tâm, để nói “Đủ rồi … Tôi không chịu nổi nữa … Tôi phải phát biểu ý kiến của mình … Tôi phải nói lớn rằng mình không bằng lòng điều gì đó”. Phần lớn mọi người sẽ nói “Im nào – mày có công ăn việc làm”, hoặc chỉ hỏi mọi người tại sao họ không phàn nàn, tại sao họ không nói gì ta sẽ gặp những câu trả lời như “Tôi có việc làm, có con nhỏ, có này có kia”. Có nhiều lời biện hộ khác nhau, và tất cả chỉ vì sợ. Tin tôi đi, hàng xóm thấy cảnh sát tới và phá cửa nhà lúc 3 giờ sáng không phải là một cảnh tượng đẹp.

Không dễ dàng cho phụ huynh phải đối phó những chuyện này. Con cái bị cho là “khủng bố”, bị buộc tội những gì họ không làm, và cảnh sát tới nhà hàng ngày chỉ vì con cái họ biểu thị chính kiến theo kiểu khác. Những phụ huynh phải đi làm và tiếp xúc với đồng nghiệp.

Mỗi chúng ta đều sống qua thời trẻ một cách tiêu cực. Có một tuổi trẻ tiêu cực và tương lai mù mịt, chúng tôi không có gì để mất. Chúng tôi có thể phản ứng và tham gia tạo dựng tương lai riêng, thoát ra khỏi tình trạng này, hoặc đơn giản “im lặng” đầu hàng, và giả bộ như chuyện này không liên quan tới mình.

Về những rủi ro trong việc là thành viên Otpor: Stanko Lajendic

Tôi biết những gì có thể xảy ra từ đầu, và những hậu quả cho việc tôi nói lên ý kiến mình. Tôi ý thức rằng tôi thuộc một tổ chức gọi-là “phi pháp” vì chúng tôi không đăng ký. Tôi biết những gì tôi làm chinh quyền sẽ bực mình. Vì vậy tôi biết mình có thể bị bắt, bị nhốt, xử tội và đánh đập. Tôi sẵn sàng chấp nhận mọi thứ. Tôi tin những gì tôi làm, và tôi đang làm đúng. Tôi biết mình không dùng những cách “dơ bẩn” mà chính quyền đang dùng. Nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ tới chuyện dùng vũ khí và biểu lộ những phàn nàn của mình vào chính phủ kiểu đó.

Khi mọi người bắt đầu gia nhập Otpor, thanh niên và lớn tuổi hơn, tôi luôn nói với những người mà tôi có dịp: “Các anh ở đây là chọn lựa cá nhân”. Chúng tôi không muốn ép buộc ai tới đây gia nhập, rồi sau này khi bị cảnh sát bắt, các anh sẽ nói “Tôi không biết gì cả … Họ buộc tôi làm thế”. Chúng tôi không muốn điều đó xảy ra. Ai gia nhập Otpor phải nhận thức về những rủi ro và hậu quả có thể . Tôi nói thế, và họ đi theo. Họ biết có thể họ sẽ mất việc sau này, và thân quyến họ cũng có thể mất việc . Cùng lúc, họ biết nếu chúng ta chọn cách đúng đắn diễn đạt niềm tin của mình, nếu chúng tôi cố làm nhiệm vụ của mình, mà thuyết phục mọi người đi bầu, thì cái chính thể này có thể bị lật đổ. Vào ngày 24 tháng Chín, chúng tôi chứng mình điều đó có thể xảy ra.

Về các thành viên Otpor và bị chính quyền reo tiếng xấu: Srdjan Milivojevic


Họ phần lớn đều trẻ, trung bình khoảng 20. Họ đều có học thức, họ yêu nước. Anh không thể cáo buộc phản bội đối với những người đã chiến đấu 4 năm trong các cuộc chiến vô nghĩa của Slobodan Milosevic. Anh không thể nói người ta là phản bội khi họ bảo vệ đất nước khi NATO đưa quân vào, và biết sẽ thua trước khi xảy ra chiến sự - vì họ yêu nước của họ. Anh không thể cáo buộc phản bội đối với những thiếu nữ, 22 hay 23, muốn sống như những thiếu nữ cùng độ tuổi ở các quốc gia khác, được đi du lịch với passport Nam Tư mà không thấy xấu hổ vì mình từ Serbia. Họ là những người biết rõ những gì họ muốn và sẽ phải làm cách nào.

Cái đáng sợ nhất cho chính quyền là chúng tôi đã dùng biện pháp phi bạo lực trong cuộc đấu tranh của mình. Và các phương pháp rất đa dạng làm họ kinh ngạc. Những ý kiến mới luôn tuôn ra và thanh niên là nguồn lực không bao giờ cạn. Lúc nào cũng có ý kiến mới, mới và mới.

Về tác động với cảnh sát: Srdjan Milivojevic

Tôi tin rằng cảnh sát muốn biết có bao nhiêu người hoạt động trong Otpor. Tôi để ý thấy mình bị theo dõi và điện thoại bị nghe lén.

Một đôi lúc qua điện thoại, chúng tôi tuyên cáo sẽ làm những thứ này vào 4 giờ sáng khi trời lạnh kinh khủng và tất nhiên chúng tôi sẽ không tới. Tôi và bạn mình sẽ tới chỗ đó để xem cảnh sát chặn đường, chúng tôi sẽ tới chỗ khác và vẽ lên tường, nói rằng, “Các người chết cóng vô ích. Chúng tôi ở đây tối qua”.

Thế, khoảng một tá thanh niên tụ tập thật nhanh. Chúng tôi chọn lựa hoạt động. Chúng tôi không muốn một tổ chức có người đứng đầu. Tất cả các quyết định đều do thống nhất. Chúng tôi lập kế hoạch cho tất cả các hoạt động của mình. Chúng tôi làm theo kiểu mẫu của Otpor ở Belgrade, của Otpor ở Novi Sad. Và tới tháng 11, chúng tôi quyết định tái tổ chức phong trào Otpor toàn quốc để làm thành một tổ chức nghiêm túc hơn, không có thang bậc, không có người đứng đầu. Sẽ dễ dàng để mua chuộc, bắt hoặc thủ tiêu người đứng đầu. Chúng tôi phải lập ra hàng trăm người đứng đầu loại thấp.

Điều quan trọng nhất đối với dân chúng là chúng tôi không tranh giành quyền lực, nhưng tranh đấu cho tự do của người Serbian. Đây là điểm chính – không chỉ cho người Serbian, mà cho mọi công dân của Serbia.

Về đường lối nghiêm ngặt với cảnh sát và với đám đông dân chúng về vấn đề cảnh sát (Nhu thuật chính trị): Srdja Popovic

Vâng, chúng tôi có một đường lối nghiêm ngặt đối với cảnh sát và đám đông về vấn đề cảnh sát. Tới bây giờ - như trong sách của Gene Sharp và những cuốn khác, có 3 cách để làm cho đám đông tham gia chuyện của mình. Đầu tiên là chuyển hóa (conversion), thứ nhì là thích hợp hóa (accommodation), thứ 3 là bắt buộc (coercion). Như Milosevic bị bắt buộc trong giai đoạn cuối.

Nhưng thường thì sự thương hại của dân chúng sẽ là động lực mạnh mẽ để họ chuyển đổi. Có nguyên một chương trong cuốn sách với tựa đề này, và nếu tôi nhớ không lầm, việc “Trở thành nạn nhân” là một cách để chuyển hóa một người. Và đó là những gì chúng tôi làm. Chúng tôi tạo sự thương hại trong đám đông.

Chuyện bình thường khi một tay cảnh sát to lớn và xấu xa bắt những thiếu nữ tuổi 17. Cũng bình thường sẽ tạo ra [thương hại] trong những người là phụ huynh vì họ nhìn thấy con cái mình trong những người hoạt động Otpor. Nhưng đối với cảnh sát, chúng tôi cố tiếp cận họ 3 lần và lần thứ 3 thì có hiệu quả. Lần đầu tiên, chúng tôi tạo ra một thông điệp. Chúng tôi có qua huấn luyện trong việc tạo ra thông điệp. Thông điệp của chúng tôi là “Không có giao tranh giữa cảnh sát và chúng tôi”. Người khác đã dùng lầm cảnh sát để chống lại sinh viên. Điều này không bình thường. Không có lý do gì cảnh sát lại đi chiến đấu chống lại tương lai của đất nước này – và chúng tôi lập lại và lập lại điều này trong các hoạt động công cộng của mình.

Một ví dụ quan trọng là mùng 4 tháng Tư, khi chúng tôi tổ chức một sự kiện ở Quảng Trường Sinh Viên (Students’ Square). Ngày 4/4 ở đây là “Ngày Sinh Viên” vì trong những năm 1930, có một cuộc đụng chạm giữa sinh viên và cảnh sát làm 2 sinh viên bị giết. Và ngày đó trở thành lễ cho sinh viên ở đây. Vì vậy chúng tôi chọn ngày đó và nói: “lịch sử sẽ không tái diễn” – đó là một trong những lời kêu gọi của chúng tôi. “Chúng tôi không đánh nhau với cảnh sát”. Và những gì chúng tôi làm, chúng tôi chọn 10 thanh niên, cột tay và bịt mắt họ, và họ đóng vai sinh viên. Họ quay mặt vào tường và một thiếu nữ với thùng sơn đỏ biểu tượng của máu – và trước mặt khán giả cũng như nhà báo. Ở cái tường khác, một nhóm các người hoạt động của chúng tôi trải những tờ giấy trắng, dính lên tường bằng kim và viết những cái tên lên đó. Và những cái tên trên giấy là tên của những cảnh sát đã chết một cách vô ích trong cuộc chiến của Milosevic ở Croatia, Bosnia, Kosovo.

Và thông điệp chúng tôi muốn truyền tải là chúng tôi, cùng với nhau, là nạn nhân của chế độ. Và không có lý do nào để gây ra đối kháng giữa các nạn nhân với nhau. Một loại nạn nhân trong đồng phục xanh, nạn nhân loại kia mặc quần jeans xanh, nhưng không có lý do đổ máu giữa 2 khối . Vì vậy chúng tôi được 4 hay 5 mục chính (headlines) trong thông tin với thông điệp đó, và chúng tôi biết rằng đã tạo kết quả trong giới cảnh sát.

Sau đó chúng tôi tổ chức diễu hành với phái nữ phía trước, đem hoa trong ngày Cảnh sát Quốc gia. Chúng tôi tới trạm cảnh sát. Họ dừng chúng tôi. Một tình huống vô cùng ngu ngốc. Họ đứng đó, lực lượng đặc biệt, trong trang phục ngụy trang, trông rất ngầu. Sau họ, cảnh sát trong đồn ngó ra từ những cửa sổ và các cô gái thẩy hoa về phía họ - và lần khác nữa.

Nhưng nói chung, thành quả lớn nhất là phương phát chúng tôi dùng để làm dịu cảnh sát vì ngày 1 tháng 11, vào thứ Hai và chúng tôi bắt đầu diễu hành qua Belgrade vì đã thỏa thuận với DOS là để các thủ lĩnh của họ rời Belgrade và tới vùng Kolubara đang có đình công của thợ mỏ. Đó là điểm chính của toàn bộ câu chuyện. Và chúng tôi nhận vai trò cổ động và thúc giục ở Belgrade. Thế là chúng tôi tổ chức những cuộc diễu hành lớn trong 3 ngày bắt đầu khoảng vài ngàn sinh viên càng ngày càng tăng kéo dài nhiều cây số cho tới 40 000 người. Đấy là những gì chúng tôi làm. Mọi người tham gia, và mọi người đều bày tỏ, và, ngày đầu là 23, ngày cuối cùng dài tới 29 cây số. Cuộc diễu hành kéo dài bảy tiếng rưỡi. Chúng tôi được gì ngoại trừ làm kiệt sức những người dẫn đầu khối người đó? Thành công là khối người đó phải đi qua mọi nơi và mọi người phải nhìn thấy được từ cửa sổ. Thí dụ, nếu bạn có 40 000 người cùng đồng lòng, trong 7 tiếng rưỡi – có nghĩa hơn 100 000 người chứng kiến trong 5 phút, 10 phút, nửa tiếng – và cảm thấy hứng khởi.

Một ví dụ khác, vào ngày có đối kháng tại mỏ Kolubara, cảnh sát được lệnh phải can thiệp, nhưng họ từ chối. Vì vậy chúng ta phải đưa ra sự ủng hộ của sinh viên – hàng ngàn người của chúng tôi bây giờ ủng hộ những người dũng cảm đó đang làm nhiệm vụ của họ là bảo vệ nhân dân – vì đó là nhiệm vụ của cảnh sát. Và chúng tôi dùng một lời hô từ những trận đá banh – đội tuyển quốc gia Nam Tư mặc đồng phục xanh, và họ rất nổi tiếng ở đây . Và có lệ các cổ động viên bóng đá sẽ đồng thanh “Các bạn áo xanh! Các bạn áo xanh! Các bạn áo xanh!” từ hàng ngàn cổ họng. Việc đó làm giảm căng thẳng và đưa thông điệp vào tư duy của họ thúc dục những người của chính chúng tôi và đưa ra thông điệp, “Nào, nào, hãy gia nhập với chúng tôi”.

Ngược lại là những cuộc biểu tình khi trước ở Serbia mà không có hướng dẫn thích hợp, mọi người sẵn sàng đối diện với cảnh sát, khiêu khích họ với những tiếng hú (như chó) vì tiếng lóng của Serbia chỉ cảnh sát là chó. Và chuyện này làm tăng độ căng thẳng, cũng đưa ra một thông điệp rõ ràng rằng chúng ta là kẻ thù, và xung đột là cần thiết. Vậy những gì chúng tôi làm bây giờ là cố vượt qua bộ đồng phục và lay động họ ở đáy lòng, để nói rằng nào các anh, chúng ta cùng nhau. Đây là đất nước của chúng ta. Các anh là bộ phận cần thiết của đất nước này. Chả có lý do gì để cứu vãn một tay độc tài thất bại – Chuyện đó ngu xuẩn.

(Trích trong cuộc phỏng vấn với Steve York: Belgrade, 30 tháng Mười một, 2000.)

Lề Trái chuyển dịch 


Nguồn: Dân Luận 

Read more

19 tháng 1, 2012

Các câu hỏi thường gặp về đấu tranh bất bạo động

0

(Wikibấtbạođộng)


Đấu tranh bất bạo động là gì?    
    
Trong một tiến trình đấu tranh bất bạo động, hành động đối kháng dân sự được áp dụng để thách thức quyền lực của kẻ cầm quyền, làm cho cái giá phải trả của quá trình áp bức cao hơn, và làm thuyên giảm các nguồn lực của phía cầm quyền, trong đó có các lực lượng quân đội và cảnh sát.

Có hơn 198 chiến thuật (hay phương pháp) đấu tranh bất bạo động. Nhiều hình thức bày tỏ sự phản kháng khác nhau - kháng thư, tuần hành, hình ảnh biểu ngữ hay biểu tình số lượng lớn - có thể làm suy yếu sự cầm quyền của thể chế áp bức, đồng thời giúp tuyển chọn vận dụng thành viên, huy động, và tăng cường sự tham gia góp sức của người dân vào phong trào đấu tranh bất bạo động. 

Một số hình thức bất hợp tác nhất định - như bỏ việc, từ chối thực thi mệnh lệnh, và bất tuân dân sự - cũng giúp phá vỡ thế cân bằng giữa kẻ cầm quyền và giới đấu tranh. Các hình thức bất hợp tác khác - như lãn công, đình công, tẩy chay, không đóng phí, hay thuế - có tác dụng ngưng cắt nguồn lực vật chất của thể chế cầm quyền. Các hình thức đấu tranh trực tiếp như tọa kháng, đấu tranh kinh tế có mục tiêu, hay ngưng trệ hoạt động thường lệ có thể gây áp lực hay phá vỡ trực tiếp hệ thống quản lý điều hành của thể chế cầm quyền.

Những phương thức chiến thuật này thay đổi rất nhiều về mặt thời gian hay nguồn lực cần thiết để thực thi (ví dụ như việc biểu tình chiếm cứ một tòa nhà so với việc vẽ hay treo một dấu hiệu), về mặt các rủi ro liên quan (ví dụ như việc đình công công cộng so với việc vận động người tiêu dùng tẩy chay hay đình công bằng cách ngồi nhà), về mức độ cần tập trung hay phân bổ số người ra sao (ví dụ như việc biểu tình trước tòa thị chính so với việc vận động một cộng đồng dân cư lớn không đóng thuế), hay về số lượng người cần huy động để thực hiện một kế hoạch nhất định (ví dụ việc tổ chức một cuộc tuyệt thực phản kháng so với một chiến dịch bất tuân dân sự lớn).

Các phương thức chiến thuật còn thay đổi đa dạng theo chức năng; ví dụ một số chiến thuật - như phân phát tài liệu nhằm vận dụng kết nạp nhân sự hoặc vận động gây quỹ, hay huấn luyện nhân sự cho phong trào - có tác dụng tăng cường sức mạnh cho tổ chức, trong khi đó các chiến thuật khác - như biểu tình số lượng lớn hay lãn đình công - lại có tác dụng đối diện đấu tranh trực diện với thể chế cầm quyền.

2. Đấu tranh bất bạo động có tác dụng thế nào?

Đấu tranh bất bạo động có tác dụng là làm suy giảm khả năng quyền lực của thể chế cầm quyền để ảnh hưởng tới các sự kiện cũng như khả năng lạm dụng vị trí cầm quyền của mình để quản trị xã hội và quốc gia. Việc này xảy ra khi trách nhiệm cũng như sự trung thành của các nhóm hay định chế giúp cho sự tồn tại của chế độ (như công an, cảnh sát, quân đội, truyền thông, hành chính, kinh doanh, người lao động, học sinh sinh viên, các định chế tôn giáo hay các thành phần khác), là những yếu tố và chế độ dựa vào, bị suy giảm hay thậm chí sụp đổ. Các thành phần nói trên có thể thay đổi vận động vào các vị trí trung lập trong tương quan tới phong trào đấu tranh hoặc thậm chí chủ động tham gia hỗ trợ cho phong trào để đối lại với những chính sách hay luật lệ sai trái của thể chế cầm quyền.

Khi các nhóm đối kháng trong một xã hội bắt đầu có khả năng thống nhất kết hợp lại với nhau, để hình thành một phong trào đấu tranh bất bạo động, nhằm xây dựng một chiến lược hoạt động và định ra các mục tiêu đấu tranh căn cứ vào những phân tích chính xác dựa trên tình hình thực tế, đồng thời tổ chức thực thi các hoạt động để nhằm thay đổi hay xoay chuyển sự trung thành và cơ chế hoạt động của các thành phần hỗ trợ chế độ, thì chế độ mất đi khả năng cầm quyền và do đó quyền lực được chuyển vào tay nhân dân.

3. Đấu tranh bất bạo động khác với “bất bạo động” đơn thuần hay đối kháng thụ động như thế nào?

"Bất bạo động" đơn thuần thông thường là một sự lựa chọn đạo đức. Trong khi đó, đấu tranh bất bạo động thì lại là một lựa chọn mang tính thực tế. Đấu tranh bất bạo động là lựa chọn dựa trên lực lượng và sức mạnh - tổ chức hóa và áp dụng vào công cuộc đấu tranh để giành được các quyền lợi hay các quyền chính trị, quyền kinh tế và các mục tiêu xã hội khác. Nhiều người từng sử dụng đấu tranh bất bạo động trong quá khứ để giành các quyền của mình vì họ nhìn nhận rằng các biện pháp bạo động hay vũ trang đã không hiệu quả hay cũng vì thực tế là họ không có khả năng sở hữu các phương tiện hay vũ khí để thực hiện một cuộc đấu tranh vũ trang.

Khi một phong trào đấu tranh bất bạo động kiên quyết theo đuổi được chiến lược đoàn kết con người và huy động họ hành động, tập trung vào việc đạt được các mục tiêu đã đặt ra trong khi làm thuyên giảm sự trung thành và hợp tác của các thành phần hỗ trợ cho chế độ - đặc biệt là sự trung thành của cảnh sát, công an và quân đội - thì phong trào có khả năng thu được quyền lực có thể thực hiện thay đổi mang tính quyết định. Hoàn toàn không có gì là thụ động khi tận dụng những sức mạnh như vậy. Gandhi cho rằng đấu tranh bất bạo động lại là “sức mạnh lớn và chủ động nhất trong thế giới.”

4. Đấu tranh bất bạo động có thể đối lại với các chế độ chuyên chế bạo ngược hay trong các xã hội bị áp chế nặng nề hay không?

Nhiều thể chế bạo quyền ghê gớm nhất trong thế kỷ 20 đã bị phá bỏ thông qua các cuộc đấu tranh bất bạo động.

Tại Chile, Tướng Augusto Pinochet là kẻ đã cho tra tấn và thủ tiêu hàng ngàn nhà đối kháng, nhưng phong trào đấu tranh bất bạo động tại đây đã thực hiện được việc lật đổ ông ta.

Chế độ phân biệt chủng tộ Apartheid tại Nam Phi trước đây từng ra luật cấm việc hội họp của người da đen thậm chí đe dọa, và thực tế đã thực hiện thủ tiêu các nhà vận động tổ chức đấu tranh, nhưng rốt cục cuộc đấu tranh bất bạo động của người da đen bản địa tại đây vẫn đã có được khả năng phá vỡ các quyền lực nội bộ cũng như các hỗ trợ quốc tế đối với thể chế này.

Tại Philippines, hơn 70 công nhân đấu tranh đã bị giết hại trước cuộc bầu cử năm 1986, nhưng dù vậy người dân vẫn thành công trong việc tổ chức lật đổ nhà độc tài Ferdinand Marcos không lâu sau đó bằng các phương thức bất bạo động mang tên quyền lực nhân dân.

Và phong trào công đoàn Đoàn kết (Solidarity) của Ba Lan đã mở ra không gian hoạt động cho giới đối kháng, khi mà trước đó chế độ chính trị tại đây rất ngột ngạt, đặc biệt khi chế độ Cộng sản áp dụng thiết quân luật.

Một trong các lý do cơ bản mà những cuộc đấu tranh bất bạo động nói trên cũng như tại những nơi khác đã thành công trước chế độ áp bức là vì họ đã tác động được vào và làm thay đổi sự hỗ trợ của các cột trụ chính trong xã hội – bao gồm cả các lực lượng an ninh - vốn là những thành phần nâng đỡ cho chế độ cầm quyền. Một khi phong trào đấu tranh bất bạo động bắt đầu có được khả năng xoay chuyển những cột trụ như vậy, thì xã hội sẽ ở trong tình trạng mà chế độ không còn có thể cai trị được nữa, và do đó dẫn đến sự thay đổi lãnh đạo hay thể chế.

Những người không hiểu được phương thức vận hành nói trên của đấu tranh bất bạo động thường phủ nhận những thành tựu mà phương pháp này đã và đang đem lại - nhưng ngược lại, hàng triệu triệu người vốn nay không còn phải sống dưới các chế độ toàn trị nữa do bị lật đổ bởi các chiến lược bất bạo động - thì sẽ không đồng tình với những người còn nghi ngờ ở trên.

5. Các phong trào đấu tranh bất bạo động lớn hiện nay đang xảy ra ở đâu trên thế giới?

Hiện có nhiều phong trào đang diễn ra trên thế giới, ví dụ như các nhóm đấu tranh đòi quyền dân sự tại các quốc gia như Azerbaijan, Belarus, Miến Điện, Colombia, Trung Quốc, Cuba, Ai Cập, Honduras, Iran, The Gambia, Việt Nam. Tại các nơi như Tây Tạng, Tây Papua, Tây Sahara hay Palestine, một số nhóm cũng đang đấu tranh theo hình thức bất bạo động cho các mục tiêu dân tộc.

6. Đấu tranh bất bạo động có xảy ra thường xuyên trong lịch sử hay không?

Đấu tranh bất bạo động xảy ra trong lịch sử thường xuyên hơn người ta hay nghĩ.

Anh Quốc đã phải từ bỏ chế độ cai trị thuộc địa đối với Ấn Độ sau một cuộc đấu tranh bất bạo động trường kỳ kéo dài hàng thập niên do Thánh Gandhi lãnh đạo.

Người dân Đan Mạch cũng như một số nước khác ở Châu Âu đã áp dụng phương pháp đối đầu dân sự đối với chế độ quản trị Đức Quốc xã trong thời Thế chiến II, gây khó khăn cho việc chiếm đóng cai trị, đồng thời củng cố tinh thần đấu tranh và sự đoàn kết, trong lúc phần nào cứu giúp được hàng ngàn sinh mạng người Do Thái tại Berlin, Đan Mạch, Bulgaria và những nơi khác.

Người Mỹ da đen đã áp dụng phương thức bất bạo động cho cuộc đấu tranh của mình chống lại tình trạng phân biệt màu da tại Hoa Kỳ trong những năm 60.

Công nhân Ba Lan đã thực hiện các cuộc đình công hồi những năm 80 và giành được quyền thành lập công đoàn độc lập - là thắng lợi to lớn trong một đất nước bị Cộng sản cai trị khi mà hàng triệu binh sĩ Liên Xô vẫn còn đồn trú tại đây.

Hai nhà độ tài Marcos tại Philippines và Pinochet tại Chile bị hạ bệ bởi các phong trào bất bạo động hồi những năm 80.

Phong trào đòi xóa bỏ tệ phân biệt chủng tộc Apartheid tại Nam Phi đã áp dụng các hình thức tẩy chay cũng như bất hợp tác khác để làm suy yếu chính quyền da trắng, đưa chính quyền này vào thế phải thương lượng với phía đối kháng về tương lai thể chế chính trị của đất nước.

Vào cuối những năm 1980, người dân Đông Âu và Mông Cổ đã tổ chức được các cuộc biểu tình chống đối dân sự một cách hiệu quả gây sức ép to lớn tới các chế độ Cộng sản, kết quả là xóa bỏ được sự độc quyền cai trị của họ.

Năm 2000, người Séc-bia lật đổ được Slobodan Milosevic, sau khi phong trào đấu tranh bất bạo động vận dụng được sự hỗ trợ của công an và quân đội, qua đó phá vỡ được các cột trụ chống đỡ chế độ độc tài khi đó.

Năm 2002, nhân dân tại đảo quốc Madagascar đã đoàn kết với nhau trong tinh thần bất bạo động để bảo vệ kết quả cuộc bầu cử tổng thống tại đây.

Năm 2003, người dân Gru-dia thực hiệc các hành động bất bạo động để phơi bày các gian lận bầu cử, qua đó đòi thực hiện đúng kết quả bầu cử, năm 2004 người dân Ukraina cũng làm được việc tương tự.

Năm 2005, người dân Li-băng thực hiệc các hành động bất bạo động để xóa bỏ chế độ quân quản của Syria tại đây.

Năm 2006, người Nê-pan thực hiệc các hành động bất bạo động để phục hồi lại thể chế dân chủ tại nước mình.

7. Các chính phủ có tính đến ảnh hưởng của những cuộc cách mạng bất bạo động trong các chính sách của mình hay không?

Thường các chính phủ không tính đến ảnh hưởng của các cuộc cách mạng bất bạo động vào những chính sách của mình.

Hồi đầu và giữa những năm 1990, Chính phủ Hoa Kỳ dự tính dựa nặng vào các giải pháp ngoại giao để ngăn chặn việc Slobodan Milosevic can thiệp vào Bosnia. Nhưng cùng lúc đó Hoa Kỳ lại từ chối hỗ trợ cho các tổ chức đối kháng chính trị người Séc-bia vốn đòi dân chủ bằng các phương pháp đấu tranh bất bạo động chống lại Milosevic. Khi Milosevic thực hiện việc thanh trừng sắc tội tại Kosovo, NATO đã thực hiện chiến dịch không kích Séc-bia cho đến khi Milosevic ngưng, nhưng vẫn nắm quyền lực. Cuối cùng vào năm 1999, Hoa Kỳ và các định chế tại Châu Âu mới đưa ra sự hỗ trợ tương đối nhưng tập trung để hỗ trợ các nhóm đấu tranh đòi dân chủ bất bạo động tại Séc-bia, với kết quả là hạ bệ được Milosevic.

Những gì mà thương lượng ngoại giao và không kích không đạt được – xóa bỏ hoàn toàn tình trạng khủng bố trong khu vực do chế độ Milosevic gây ra – thì lại đã đạt được thông qua đấu tranh bất bạo động. Hỗ trợ của Hoa Kỳ và Châu Âu giành cho phong trào đấu tranh dân chủ tại Séc-bia tuy không phải là lý do cơ bản cho thành công, nhưng rõ ràng là có các tác dụng. May mắn thay, nhiều nhà chính trị tại một số quốc gia nay đã nhìn nhận được vấn đề này và thức tỉnh trước thực tế rằng những cuộc đấu tranh bất bạo động lại thường đem lại các kết quả thay đổi dân chủ hữu hiệu, qua đó giúp cho việc bảo đảm nền hòa bình bền vững. Điều này có khả năng sẽ thay đổi bản chất của các hoạt động và chính sách gìn giữ hòa bình trên thế giới.

8. Các chính phủ và tổ chức phi chính phủ có thể làm những gì để hỗ trợ những phong trào bất bạo động?

Chính phủ tại các quốc gia dân chủ và các tổ chức quốc tế cần hình thành một cơ chế tiếp cận đầy đủ và minh bạch để hỗ trợ (nhưng không phải điều khiển hay can thiệp vào) cho các phong trào đấu tranh bất bạo động dân sự. Cấu thành cơ bản của cách tiếp cận này là cần phải giúp cho quá trình:

- Trao đổi quảng bá kiến thức phổ cập cho người dân tại các quốc gia đang còn nằm dưới sự áp chế về   tác dụng của quá trình đấu tranh dân sự và cách mà quá trình này có thể được lên kế hoạch chiến lược thực hiện. Việc này có thể được thực hiện bằng cách hỗ trợ tài chính cho các cố gắng độc lập để có được những công cụ, thiết bị hay đào tạo về đấu tranh bất bạo động giành cho các nhóm đấu tranh.

- Sức ép quốc tế đối với các thể chế độc tài phải được gia tăng đồng thời truyền thông quảng bá thông tin cũng phải được mở rộng. Điều này sẽ giúp tuyên truyền và bảo vệ quyền cho những ai tham gia và những phong trào đấu tranh bất bạo động cũng như những người phải đối mặt với đàn áp tù tội.

9. Vì sao thành công của các cuộc cách mạng bất bạo động chưa được đánh giá cao và áp dụng rộng rãi?

Phần lớn người ta được dậy rằng quyền lực đi từ quyết định của các lãnh đạo chính phủ, tập đoàn kinh tế, hay các tổ chức lớn, hay đi từ những đe dọa sử dụng hay thực tế sử dụng sức mạnh bạo lực. Vì thế người ta thường không hiểu được rằng khi các công dân tại một thành phố, một khu vực hay một quốc gia tổ chức hóa và tập hợp lại thì họ sẽ có khả năng đem lại sức mạnh to lớn và do đó thay đổi đáng kể.

Một số trí sĩ, tổ chức và các thành viên của giới truyền thông luôn đưa ra luận điểm củng cố niềm tin của họ rằng quyền lực chỉ đi từ những lãnh đạo cầm quyền, hay bạo lực, bởi vì đó chính là những gì họ thường xuyên nói và viết tới. Điều này tạo ra sự hiểu lầm rằng hành động bạo lực hay vũ trang của những thành phần cách mạng hay thậm chí những kẻ khủng bố mới là hình thức mạnh mẽ nhất để chống lại sự áp chế. Thực tế là trong vòng 100 năm vừa qua, đã có những kẻ độc tài khát máu hay thậm chí những thế lực quân sự bị vô hiệu hóa hay xóa bỏ bởi những phong trào áp dụng chiến lược bất bạo động.

10. Các phong trào bất bạo động có cần những nhà lãnh đạo thần thánh như Gandhi hoặc Martin Luther King hay không?

Các phong trào bất bạo động không nhất thiết phải được lãnh đạo bởi các nhân vật thần thánh siêu việt như Gandhi hay Martin Luther King, Jr.

Tuy rằng tính chất lãnh tụ có thể là quan trọng, nhưng điều quan trọng hơn nhiều chính là khả năng của bản thân phong trào hay tập hợp lãnh đạo của phong trào có được tư duy chiến lược rõ ràng và đưa ra các quyết định đúng đắn đối với việc thành bại. Ví dụ, những sinh viên Trung Quốc trong nhóm lãnh đạo cuộc biểu tình tại Thiên An Môn trước đây đều có các khả năng cá nhân đáng kể nhưng cuộc đấu tranh của họ bị thất bại vì đã không hình thành được một chiến lược sẽ làm gì khi Chính phủ Trung Quốc từ chối các yêu sách của phong trào.

Đôi khi việc dựa vào một nhân vật mang tính lãnh tụ hay biểu tượng duy nhất lại có hại cho phong trào – vì nếu người lãnh đạo này bị bắt, bị tha hóa, sợ hãi, hoặc đưa ra quyết định sai lầm. Các phong trào thực hiện chính sách ẩn lãnh tụ hay phi tập trung hóa lãnh đạo thường lại có nhiều ưu điểm hơn. Ví dụ, các lãnh đạo phong trào phản kháng Đan Mạch chống lại ách chiếm đóng của Phát xít Đức trong Thế chiến II hoàn toàn giữ danh tính bí mật. Phong trào dân chủ Séc-bia lật đổ Slobodan Milosevic hồi năm 2000 cũng vận hành cơ bản theo phương thức phi tập trung lãnh đạo hóa và thực tế cũng không có cá nhân lãnh đạo chính nổi bật nào.

Sự thành công trong công cuộc lãnh đạo nhân dân Ấn Độ chống ách đô hộ Anh Quốc của Thánh Gandhi thực ra không hoàn toàn dựa vào hình tượng lãnh tụ của ông mà là do những chiến dịch đấu tranh liên tục đã vận động được người Ấn thuộc mọi tầng lớp tham gia để đứng lên làm chủ vận mệnh cuộc sống của mình trong lúc làm giảm dần các giá trị và ích mà người Anh có được khi cố gắng ghìm giữ Ấn Độ làm thuộc địa của mình.

Về trường hợp của Martin Luther King, Jr., thì ông thực sự là nhà hùng biện tài giỏi, nhưng thực tế năng khiếu đó cũng sẽ không có tác dụng nhiều nếu những người tham gia phong trào đấu tranh không nhận thức được rằng người Mỹ gốc Châu Phi cùng những đồng minh trong xã hội của mình cần gây sức ép lên hệ thống phân biệt chủng tộc, trong khi có các hành động để ảnh hưởng tới những lợi ích kinh tế và chính trị đối với hệ thống này. 

Chuyển dịch: Wikibấtbạođộng
Nguồn: International Center for Nonviolent Conflict

Read more

18 tháng 1, 2012

Con dao bạo động sắc cả hai cạnh

0

(Nhật Bình)

Trong hai tuần lễ vừa qua, vài biến động diễn ra tại Việt Nam dù ở quy mô nhỏ nhưng cũng cho thấy mức độ bức xúc trong xã hội càng ngày lớn và đang nhuốm màu bạo động. Điển hình là vụ cưỡng chế một khu đầm nuôi thủy sản ở xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng của gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Theo tin tức (ít là một chiều trên báo lề phải), lực lượng cưỡng chế với hơn 100 công an, bộ đội đã bị chống trả bằng vũ khí làm bốn công an và hai bộ đội bị thương.

vụ ông Vươn gây náo động cả xóm
Tiếp theo đó lại có tin đáng chú ý liên quan đến công an như vụ nổ bom sáng sớm ngày 7/1/2012 nơi nhà riêng của một đại tá công an, đang giữ chức giám đốc công an tỉnh Thái Nguyên. Căn cứ vào việc dùng chất nổ, vụ việc này được đánh giá là do nội bộ thanh  toán lẫn nhau hoặc do mâu thuẫn quyền lợi giữa công an tỉnh và các đường giây buôn lậu biên giới của các cán bộ cao cấp. Trước đó ngày 6/1/2012 một thiếu tướng và một đại tá công an cũng “chết vì nước” trong khi đi tắm biển vào sáng sớm ở vùng Mũi Né, Phan Thiết. Suy luận của cư dân mạng cũng quy cái chết đầy nghi vấn này vào những tranh chấp phe đảng. Lý cớ đáng kể nhất là người chết đang nắm chức vụ cao trong ngành thanh tra Bộ Công An.

Tuy các tin tức nêu trên tuy cùng dính dấp tới bạo động nhưng lại thuộc 2 loại rõ ràng, loại 1 là sự đối chọi giữa người dân và những kẻ cầm quyền, và loại 2 là giữa những kẻ cầm quyền với nhau. Những hình thức cướp đoạt nhà đất trong những năm qua thường thuộc loại 1 nhưng đang tiến dần vào loại 2 trong thời gian gần đây.

Thật vậy, hệ thống cai trị bằng bạo lực và bất chấp pháp luật nay đang lãnh hệ quả của chính nó. Sau khi các thế hệ quan chức nắm quyền đầu tiên trong những thập niên trước đã cướp hết đất “công”, các thế hệ quan chức trong thập niên vừa qua đã cướp đoạt nhiều đất “bán công” như đất đai của công trường, của các tôn giáo, các cơ sở từ thiện…; và thế hệ quan chức nắm quyền hiện nay đang cướp càng lúc càng nhiều đất đai của tư nhân, kể cả tài sản của các cán bộ cấp thấp hơn và không cùng phe cánh với họ. Tóm tắt là khi cán bộ cướp gần hết những khu vực béo bở của dân thì bắt đầu cướp của nhau - bản chất mạnh được yếu thua của luật rừng đang hiện rõ.

dùng vũ lực cưỡng chế đất của dân
Khi nghe tin nhà công an bị đánh chất nổ hay công an đi tắm biển chết đuối, một số dư luận quần chúng hân hoan vì “trời cao có mắt”. Sự bực tức có giảm đi phần nào vì cảm thấy kẻ ác cuối cùng rồi cũng sẽ bị quả báo. Nhưng cũng có người phản bác: chờ biết đến chừng nào công an, cán bộ ác ôn mới bị quả báo cho hết? Không lẽ người dân cứ ngậm miệng chấp nhận bị cướp rồi ngồi chờ… ngày chúng chết?

Cũng có người nhận xét rằng dù sao đi nữa thì những cuộc đấu đá trong nội bộ chế độ độc tài cũng đáng mừng vì “càng đánh nhau thì chúng càng đỡ đánh vào dân”. Điều này có thể đúng trong một thời gian ngắn. Nhưng “Dù cho phe nào thắng, người dân cũng chết!”. Nói cách khác, dù phe cánh nào chiếm ưu thế, nạn cướp nhà cướp đất của dân sẽ vẫn chỉ gia tăng chứ không giảm vì luôn có những thế hệ cán bộ mới lên cầm quyền. Đã bao nhiêu năm qua, sau các vụ đấu đá từ thượng tầng đến các địa phương quận huyện, xã ấp, số lượng những tên cướp ngày chỉ càng nhiều hơn lên và thay thế nhau cướp đoạt tài sản của dân cho vào túi riêng. Vì vậy, chỉ khi nào chấm dứt được hoàn toàn hệ thống cai trị bằng bạo lực và vô pháp luật hiện nay, sự bất công mới dừng lại.

Trở lại vụ việc tại Hải Phòng, cưỡng chế hay cưỡng chiếm đất đai của nông dân dù dưới bất cứ danh nghĩa nào cũng thực sự đụng chạm đến quyền lợi máu thịt của người nông dân. Mảnh ruộng miếng vườn dù lớn dù nhỏ, chẳng những gắn liền đến quyền tư hữu mà còn là tài sản thiêng liêng gắn bó các thế hệ trong một gia đình Việt Nam. Năm đợt cải cách ruộng đất từ năm 1953 đến 1956 ở miền Bắc trước đây thực sự là những cuộc cưỡng đoạt đất đai để lại bao nhiêu oan nghiệt, máu và nước mắt. Sau năm 1975, những người cầm quyền cộng sản với quyền lực tuyệt đối trong tay trên cả nước, đã tha hồ cướp đoạt đất đai của người dân bằng đủ mọi cách, từ mượn không trả đến giải tỏa, trưng dụng, thu hồi với mức giá đền bù rẻ mạt. Ban đầu là lấy nhà đất của dân để phục vụ công ích. Nhưng khi mở cửa buôn bán với nước ngoài từ thập niên 1990 trở đi, những nhà đất nói trên và nhiều vùng chiếm đoạt mới được chia dần vào túi riêng của hết thế hệ cán bộ nắm quyền này đến thế hệ nắm quyền khác.

Hàng ngàn vụ khiếu kiện đất đai từ miền Nam ra tới miền Bắc, nhiều vụ kéo dài hàng hai chục năm vẫn không được giải quyết thỏa đáng. Khi niềm tin vào thực tâm giải quyết của nhà nước đối với các oan khiên đã mất hoàn toàn nơi người dân, bạo động và xô xát đã xảy ra ở nhiều nơi trong suốt các năm qua, nhưng đây là lần đầu tiên một gia đình nông dân đồng lòng chống lại những kẻ cầm quyền bằng vũ khí — nếu cứ tạm xem các dữ kiện chính trên báo Đảng là đúng.

Dĩ nhiên, tức nước thì vỡ bờ, hành động của ông Đoàn Văn Vươn khi bị dồn tới bước đường cùng cũng dễ hiểu, và là một chọn lựa không có cách nào khác trong hoàn cảnh của ông. Không ai có thể phê phán ông, vì không ai đã từng dầm mưa dãi nắng suốt mấy chục năm trên mảnh đất đó như ông Vươn và gia đình. Họ đã bỏ ra biết bao công sức tiền bạc để biến một vùng đất hoang vu thành cơ ngơi đến ngày sinh lợi, nay bỗng lại mất trắng về tay những kẻ nhân danh nhà nước. Cũng không ai cảm được đủ những nỗi cào xé trong lòng ông Vươn khi thấy cảnh vợ ông ra phân trần phải trái bị công an đánh đổ máu và con thơ của ông bị bắt đem đi — Một sự bạo hành và cướp đoạt trắng trợn không hơn không kém lại được sự hỗ trợ của tòa án, chính quyền, và đủ loại vũ trang địa phương.

Nhưng phản ứng của ông Vươn là một giải pháp tức thời vì quá bức xúc, nhưng xét cho cùng lại là một con đường bế tắc. Nếu xét về mặt lợi của con đường bạo động, và nếu nhìn theo mục tiêu đối phó với nhà nước độc tài thì cái lợi thấy ngay trước mắt là càng có nhiều vụ Tiên Lãng, những kẻ nắm chức quyền sẽ càng phải dòm trước ngó sau, phải dùng nhiều lực lượng công an hơn cho mỗi vụ cướp nhà chiếm đất. Một khi sức lực của chế độ bị chia ra nhiều nơi, tất nhiên sức trấn áp của kẻ cầm quyền lên đại khối người dân nói chung cũng giảm bớt đi phần nào. Tiến trình cướp bóc của dân sẽ chậm hơn.

Về mặt hại của con đường bạo động - nếu có thể gọi như thế - cũng dễ thấy. Khi quá nóng giận và bước vào con đường bạo động, người dân trong cuộc sẽ nhanh chóng nhận ra không mấy ai có vũ khí gì đáng kể, ngay cả loại vũ khí cá nhân thô sơ như của ông Vươn. Đại đa số các gia đình nạn nhân chỉ có nắm tay, gậy gộc, hay cùng lắm là dao phay, giáo mác. Những vũ khí đó không đủ cho người dân tự vệ chứ chưa nói gì đến đẩy lùi được công an. Tệ hơn nữa, nó cung cấp lý cớ cho bạo quyền dùng các phương tiện hung bạo hơn nữa để trấn áp. Vì vậy, ngay cả trong những giây phút uất ức, chúng ta rất cần nhắc nhau để đừng rơi vào loại đấu trường mà bạo quyền có ưu thế tuyệt đối về vũ khí.

Nhưng không phải vì thế mà người dân tay không phải chịu bó tay. Nhiều dân tộc đã thử và đã trả giá đắt cho con đường bạo động bế tắc mà chúng ta đang thấy. Sau đó họ thành công khi dồn toàn lực vào con đường Đấu Tranh Bất Bạo Động, con đường dẫn tới loại đấu trường mà số đông quần chúng tay không vẫn có khả năng làm tê liệt những nhà nước độc tài với súng ống còn đầy đủ trong tay. Thí dụ gần nhất và mới nhất là Tunisia, Ai Cập, và Miến Điện.
***
Một nhận xét sau cùng, tại Tiên Lãng, khi chỉ tranh chấp chưa đến 20 hécta đầm ven biển với chính người dân của mình, nhà nước huy động hàng trăm công an, bộ đội với đủ loại súng ống hùng hổ xông vào như một cuộc hành quân. Trong lúc đó, tổ quốc mất hàng ngàn cây số vuông biển đảo, đất liền dọc biên giới và hàng mấy trăm ngư dân bị cướp bóc, tống tiền, đánh đập, thậm chí bị giết chết bởi tay hải quân Trung Quốc thì vẫn không thấy bóng dáng một “chiến sĩ” công an hay quân đội nào!

Nhật Bình


Nguồn: Diễn Đàn CTM

Read more

15 tháng 1, 2012

Chống hòa bình, giảm bạo lực?

0

(Phạm Hồng Sơn)

Mặc dù ở Việt Nam chưa có những đánh giá đầy đủ, hệ thống về tình trạng bạo lực trong xã hội, nhưng chỉ cần nhìn vào một số vụ án được dư luận chú ý gần đây thì có thể thấy xu hướng sử dụng bạo lực trong các quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa người dân với người của chính quyền đang có chiều hướng trầm trọng thêm. Gần đây nhất là vụ một gia đình nông dân, ngày 05/01/2012, ở Tiên Lãng, Hải Phòng đã chủ động tấn công lực lượng cưỡng chế đất bằng vũ khí nóng và vụ nổ lớn tại thành phố Thái Nguyên, ngày 07/01/2012, nhằm vào nhà riêng của Giám đốc công an tỉnh Thái Nguyên – một trong những cái “nôi cách mạng” với ATK (an toàn khu) Định Hóa nổi tiếng. Cả hai vụ án không hề liên quan với nhau, xảy ra cách nhau chưa đầy hai ngày, với cùng một cách thức dùng thuốc nổ nhằm vào mục tiêu là người thuộc lực lượng vũ trang bảo vệ và thực thi pháp luật. Nếu như trong vụ án tại Tiên Lãng những người nông dân đã phải viện tới bạo lực như cách thức tự vệ cuối cùng trong sự tuyệt vọng về công lý để bảo vệ danh dự và tài sản chính đáng cho gia đình của họ thì trong vụ án tại thành phố Thái Nguyên, động cơ và người chủ mưu vẫn chưa sáng tỏ. Rất may, cho tới nay cả hai vụ việc đều không có án mạng. Tuy nhiên, cả hai vụ đều là biểu hiện rõ của cách thức dùng bạo lực nhằm giải quyết vướng mắc, ẩn ức với người của chính quyền.

Bất kể ở đâu, thời nào khi người nông dân đã phải đứng lên để quyết sống mái với người của chính quyền một phen thì sự chính đáng, công chính của chính quyền đó cũng cần phải được xem xét lại. Bất kể động cơ nào, người nào đã đưa được khối thuốc nổ tới sát nhà của một chỉ huy lực lượng vũ trang tại một vùng trọng yếu rồi cho nổ ngay trong đêm và thoát được thân cũng cho thấy hệ thống chính quyền đang có nhiều vấn đề không ổn.

Nhưng dù thế nào, việc dùng bạo lực để đấu tranh, để giải quyết vướng mắc trong bất kỳ mối quan hệ nào cũng là một quyết định sai lầm và lỗi thời. Nhiều người đã hoặc đang có ý định dùng bạo lực có thể chưa biết hoặc biết nhưng chưa tin vào phương pháp đấu tranh bất bạo động (non-violent resistance) có thể mang lại thành công trong việc đối mặt với những hệ thống cường quyền đồ sộ, thì ngay việc đất nước Việt Nam mới thoát khỏi một cuộc nội chiến tương tàn đẫm máu cũng cho thấy phương pháp dùng bạo lực là thiếu sáng suốt. Một dân tộc đã chịu nhiều chiến tranh, xung đột lại không cố tìm cách để chia tay với bạo lực hay tránh những xung đột bạo lực, thì tương lai dân tộc đó khó có thể sáng sủa. Điều đó không có nghĩa rằng những người nông dân lương thiện, lam lũ như ở Tiên Lãng vừa qua là rất đáng trách. Điều đó chỉ tự nói lên rằng những người lãnh đạo quốc gia và làm chính sách quốc gia phải là những người trước tiên có trách nhiệm trong việc làm giảm, ngăn chặn bạo lực, trong đó có việc phải tìm ra cách để mọi người dân không phải nghĩ đến bạo lực mỗi khi gặp oan ức, tranh chấp.

Nhưng có thể có một chính sách nào làm giảm được bạo lực khi những oan khuất với chính quyền vẫn đang được nén chặt thêm mà chính quyền lại vẫn kiên quyết phòng, chống “diễn biến hòa bình”?

Phạm Hồng Sơn


Nguồn: Blog Phạm Thị Hoài (pro&contra)

Read more

14 tháng 1, 2012

INDIGNEZ-vous! Hãy phẫn nộ!

0

(Hành Khất) 


Tại sao chúng ta không thể "INDIGNEZ-vous!" để cho thoát ra những gì uất ức phải đè nén bấy lâu như hàng ngàn, hàng ngàn người khác đã và vẫn đang bày tỏ trên thế giới. Hy vọng rằng, khi đọc qua tập sách nầy, thế giới nhân loại sẽ được kéo lại gần nhau hơn nữa từ hướng Đông, mà Việt Nam sẽ hãnh diện được nối rộng trong vòng tay đó. Xin mời các bạn bắt đầu cuộc hành trình bằng trí não và trái tim trên con đường "INDIGNEZ-vous!".



Vài lời giới thiệu:

A. INDIGNEZ-vous! :

"INDIGNEZ-vous!" là một tập sách nhỏ 32 trang nhưng đã bán ra gần 1,5 triệu bản in ở Pháp trong vòng 10 tuần lễ đầu tiên, được giới thiệu vào tháng 10/2010 bởi nhà xuất bản Montpellier, Pháp. "Time for Outrage!" (Thời Phẫn Nộ) là bản dịch tiếng Anh được bán chạy nhất; ngoài ra, tập sách nầy cũng được dịch ra tiếng Đức, Tây Ban Nha, Ý, Basque, Catalan, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Rumani, Hy Lạp và tiếng Do Thái, với hơn 3,5 triệu bản in đã được bán ra trên thế giới. Bản dịch được lên kế hoạch trong tiếng Slovenia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thụy Điển, Trung Quốc và các ngôn ngữ khác. Sau đó, với sự đồng ý của tác giả, tập sách nhỏ nầy được phép tung ra trên mạng, và hàng triệu ấn bản khác được cá nhân dịch lại, chuyền tay nhau.

Trong bài viết "Stéphane Hessel" , trên en.wikipedia.org, cho biết: "Năm 2011, một trong những cái tên dành cho những cuộc biểu tình ở Tây Ban Nha chống tham nhũng và chính trị lưỡng đảng là "Los Indignados" (Phẫn Nộ), được lấy từ tiêu đề bản dịch của cuốn sách đó (¡Indignaos). Những cuộc biểu tình, kết hợp với các Mùa Xuân Ả Rập, sau đó đã giúp truyền cảm hứng cho những cuộc biểu tình khác trong nhiều nước, bao gồm Hy Lạp, Anh, Chile, Israel, và Chiếm Phố Wall mà nó bắt đầu từ khu tài chính Nữu Ước, nhưng đã lây lan ra trên khắp Hoa Kỳ và một số nhiều các nước khác. Những cuộc biểu tình diễn ra ở Mexico thách thức tham nhũng, bạo lực ma túy, khó khăn kinh tế, chính sách cũng được gọi là Indignados." 

B. Sơ lược Tập sách "INDIGNEZ-vous!:

Tác giả chia sẻ những kinh nghiệm thực tế của chính mình trong xã hội Pháp, khoảng cuối thời gian tham gia Kháng Chiến Pháp chống lại Đức quốc xã. Một xã hội phân cách giữa những người nghèo và giàu, sự đối xử phân biệt những người nhập cư bất hợp pháp, sự cần thiết đề có hệ thống báo chí tự do, bảo vệ môi trường, nâng cao phúc lợi xã hội cho người dân. Tác giả chỉ ra động cơ nào đưa đến Kháng Chiến, cũng như động lực của Kháng Chiến từ đâu. Đồng thời, tác giả đưa ra hai quan điểm mâu thuẩn trong lịch sử qua những nhân vật có tiếng tăm trên thế giới, từ triết gia đến họa sĩ, nhà thơ, nhà văn.

Tác giả cũng đưa ra vài nhận định về thái độ thờ ơ và hành động khủng bố, và trình bày lý do cho sự phẫn nộ của chính mình là cuộc xung đột tàn bạo ở Palestine trên Dải Gaza. Tác giả kêu gọi thanh niên hãy tìm kiếm sự phẫn nộ rải rác trong xã hội, chung quanh mình nhưng chỉ nên hành động bất bạo động, hoà bình trong những cuộc xuống đường bày tỏ chính kiến đối với nhà cầm quyền, không ngoài mục đích xây dựng một xã hội mới vì phúc lợi cho mọi người dân hơn là cho bất kỳ một đảng phái đang cầm quyền nào khác.

C. Sơ lược về Tác giả Stephane Hessel: 

Theo "Stéphane Hessel", trên en.wikipedia.org: "Stéphane Frédéric Hessel (sinh ngày 20 tháng 10, 1917) là một nhà ngoại giao, đại sứ, nhà văn, người sống sót từ trại tập trung (Đức quốc xã), chiến binh cũ trong Kháng chiến Pháp và là nhân viên tính báo BCRA (The Bureau Central de Renseignements et d'Action) trong Thế chiến Thứ 2. Dù được sinh ở Đức, ông trở thành một công dân được nhập tịch Pháp vào năm 1939. Ông đã tham gia biên tập bản Tuyên ngôn Nhân quyền năm 1948. Năm 2011, tên ông được nhận định bởi tạp chí Chính sách Đối ngoại (Foreign Policy) trong danh sách những nhà tư tưởng hàng đầu thế giới."

D. Nhận xét Riêng của Dịch giả Hành Khất:

Mặc dù tập sách nhỏ "INDIGNEZ-vous!" không phải là tác phẩm sắc sảo vể tư tưởng, cũng như văn phong như Plato và Socrates của Nhã Điển, Friedrich Engels của Đức, hay Jean Sartre của Pháp, nhà triết học đồng thời với tác giả Stephane Hessel, ngoại trừ lời văn bình thường kể về kinh nghiệm phẫn nộ của chính tác giả, nhưng "INDIGNEZ-vous!" được hầu hết thế giới đón nhận và được xem là một tư tưởng cốt lỏi cho những cuộc xuống đường gần đây trong thế kỷ 21 nầy. Nó được ứng dụng trong thực tế và gặt hái những thành quả không ngờ trong nổ lực thay đổi bộ mặt xã hội của nhân loại theo chiều hướng vì phúc lợi cho đại đa số người dân trong giai cấp yếu kém, thua thiệt, nghèo khổ luôn bị áp bức bởi nhà cầm quyền độc tài toàn trị hay giai cấp giàu có lẫn quyền lực. Đây chính là "Niềm hy vọng" mà con người đã tìm thấy trong tập sách nhỏ nầy, và biến niềm hy vọng đó thành hiện thực. 

Cũng có thể đó là lý do mà tác giả không muốn dùng văn phong sâu sắc, hay tư tưởng cao xa để gởi những lời từ trái tim đến 99% người còn lại trong xã hội của đại giai cấp bình dân. Vì với cương vị một nhà ngoại giao, người từng tham gia trong việc soạn thảo Bản Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế thì khó thể nghĩ rằng ông không đủ văn phong dù để viết tập sách nhỏ.

Khi đọc lướt qua, người ta dễ có cảm tưởng nhàm chán vì dường như những gì tác giả đề cập đến không liên hệ đến tình hình đất nước họ; những nhân vật được nhắc đến thì khá xa lạ với đa số đọc giả, những người dân bình thường ít có thời gian theo dõi những biến chuyển trên thế giới; những câu chuyện xem ra như nhạt nhẽo, xa vời từ nơi nào đó; và không tìm thấy một tư tưởng mới lạ nào dù là quái dị như "Duy vật Biện chứng" của Karl Marx. Nhưng khi người ta đọc thêm một lần nữa, dường như có một cảm giác kỳ lạ nào đó - một cảm giác bị giấu kín, như đã bị đánh mất từ lâu - đang theo con sóng vô hình vỗ vào trái tim, tạo nên sự rung động ngấm ngầm như sự bắt đầu của một cơn đại địa chấn. Và lần nữa, thêm lần nữa, đọc giả có thể cảm nhận được rằng:

"INDIGNEZ-vous!" chuyên chở nỗi đau chung của nhân loại đang sống trong những đất nước khác biệt, dưới những chế độ khác biệt, và niềm tin tôn giáo khác biệt. Và đó chính là sức mạnh của những người cùng khổ khi họ tìm được sự cảm thông chung qua tập sách bé nhỏ nầy." 

Tại sao chúng ta không thể "INDIGNEZ-vous!" để cho thoát ra những gì uất ức phải đè nén bấy lâu như hàng ngàn, hàng ngàn người khác đã và vẫn đang bày tỏ trên thế giới. Hy vọng rằng, khi đọc qua tập sách nầy, thế giới nhân loại sẽ được kéo lại gần nhau hơn nữa từ hướng Đông, mà Việt Nam sẽ hãnh diện được nối rộng trong vòng tay đó. Xin mời các bạn bắt đầu cuộc hành trình bằng trí não và trái tim trên con đường "INDIGNEZ-vous!".

------------------------------------------------------------

INDIGNEZ-vous! Hãy Phẫn Nộ!

Stephane Hessel
Chuyển ngữ: Hành Khất (Dân Làm Báo)



Sau 93 năm, nó gần như là hành động cuối cùng. Sự kết thúc cho tôi thì không còn là rất xa nữa. Nhưng nó vẫn còn để lại trong tôi một cơ hội để có thể nhắc nhở những người khác về những gì đã đóng vai trò như cơ sở trong sự tham gia chính trị của tôi. Đó là những năm của kháng chiến chống lại sự chiếm đóng của Đức Quốc xã -- và chương trình về những quyền xã hội đã được hoàn tất từ 66 năm trước đây do Hội đồng Quốc gia Kháng chiến! 


Đó chính là Jean Moulin (người sáng lập bị sát hại của Hội đồng) mà chúng ta mắc nợ, như là một phần của Hội đồng, một sự kết hợp của tất cả các thành phần của Pháp chiếm đóng -- những phong trào, tổ chức, công đoàn lao động -- để công bố thành viên của họ trong công cuộc Chiến đấu của Pháp, và chúng ta nợ điều nầy đối với nhà lãnh đạo duy nhất được thừa nhận, Tướng de Gaulle.

Từ Luân Đôn, nơi mà tôi đã tham gia cuộc kháng chiến de Gaulle vào tháng ba năm 1941, tôi biết được rằng Hội đồng này đã hoàn thành một chương trình và thông qua vào ngày 15 tháng 3 năm 1944, cung cấp cho nước Pháp được giải phóng, một nhóm các nguyên tắc và giá trị mà trong đó phần còn lại nền dân chủ hiện đại của nước ta. 

Những nguyên tắc và các giá trị này, chúng ta cần ngày hôm nay hơn bao giờ hết. Đó là tùy chúng ta có cái nhìn về nó, gọp chung lại, rằng xã hội chúng ta trở thành một xã hội mà chúng ta tự hào, không phải là xã hội của những người nhập cư không có giấy tờ -- những sự trục xuất, nghi ngờ về những người nhập cư. Không phải là xã hội mà họ gọi vào tra vấn về an ninh xã hội và về những kế hoạch hưu trí và y tế quốc gia. Không phải là xã hội mà các phương tiện thông tin đại chúng trong tay của những người giàu. Đây là những điều mà chúng ta sẽ không nhượng bộ nếu chúng ta có được những người thừa kế thực sự của Hội đồng Quốc gia Kháng chiến.

Từ năm 1945, sau một kịch bản đáng sợ (của thế chiến thứ hai), sự sống lại đầy tham vọng của xã hội mà đội ngũ còn lại của Hội đồng Kháng chiến đã cống hiến bản thân. Hãy để chúng ta nhớ lại trong khi tạo ra những kế hoạch quốc gia về y tế và lương hưu như Kháng chiến mong muốn, như những chương trình theo quy định, "một kế hoạch về y tế quốc gia Pháp và an sinh xã hội nhằm bảo đảm mọi công dân ý nghĩa về sự tồn tại bất cứ khi nào họ không có khả năng để có được bởi công việc; một quỹ hưu trí cho phép các công nhân cũ kết thúc ngày của họ bằng nhân phẩm."

Các nguồn năng lượng, điện, và khí, mỏ, các ngân hàng lớn, đã được quốc hữu hoá. Bây giờ, đây như là một chương trình được giới thiệu: "... sự trở lại của một quốc gia theo sản xuất độc quyền to lớn, thành quả của lao động phổ biến, các nguồn năng lượng, sự trù phú từ những hầm mỏ, từ những công ty bảo hiểm và ngân hàng lớn; sự thiết lập của nền kinh tế và xã hội dân chủ thực sự liên quan đến việc lật đổ giới chủ nhân ông phong kiến (fiefdoms) hạng gộc về kinh tế và tài chánh từ sự chỉ đạo nền kinh tế."

Lợi ích chung phải chiếm ngự trên lợi ích riêng biệt. Người đàn ông chỉ tin rằng sự giàu có được tạo ra trong lãnh vực lao động nên sẽ chiếm ưu thế hơn sức mạnh của tiền bạc. Kháng chiến đã đề ra, "một tổ chức hợp lý của nền kinh tế bảo đảm sự phụ thuộc của những lợi ích riêng biệt đến lợi ích chung, và sự giải phóng 'nô lệ' trong chế độ độc tài chuyên chính mà chúng đã được thiết lập giống như trong các quốc gia phát xít", sử dụng chính phủ Cộng hòa lâm thời (trong hai năm sau khi chiến tranh) như một tác nhân đại diện.

Một nền dân chủ thực sự cần một báo chí độc lập, và Kháng chiến thừa nhận điều đó, đòi hỏi điều đó, bằng cách bảo vệ "quyền tự do báo chí, danh dự về quyền đó, và sự độc lập từ Nhà nước, sức mạnh tiền bạc và sự ảnh hưởng của nước ngoài." Đây là điều giải tỏa sự hạn chế trên báo chí từ năm 1944 trở về sau. Và tự do báo chí chắc chắn là sự kiện đang trong cơn nguy khốn ngày hôm nay.

Kháng chiến kêu gọi "một giải pháp thực sự cho tất cả các trẻ em Pháp được hưởng ích lợi từ một nền giáo dục tiên tiến nhất", không có sự phân biệt đối xử. Những cải cách được đưa ra trong năm 2008 đi ngược lại kế hoạch này. Những giáo viên trẻ, có những hoạt động mà tôi ủng hộ, đã đi quá xa như sự từ chối ứng dụng chúng (những cải cách giả tạo), và họ đã nhìn thấy tiền lương của họ bị cắt giảm như cách trừng phạt. Họ đã phẫn nộ, "không vâng lời," đánh giá những cải cách quá xa rời lý tưởng của trường phái dân chủ, (và) có quá nhiều dịch vụ của một xã hội mại bản và không phát triển đầy đủ trí óc sáng tạo và chính chắn.


Tất cả nền tảng trong những cuộc chinh phục xã hội của Kháng chiến đang bị đe dọa ngày hôm nay. 


Động Cơ của Kháng Chiến: Hãy Phẫn Nộ (Indignez-vous!):


Một số người dám nói với chúng ta rằng Nhà nước không đủ khả năng chi phí nhiều hơn nữa cho những biện pháp nầy đối với công dân. Nhưng làm thế nào để ngày hôm nay bị thiếu tiền hỗ trợ và mở rộng những cuộc chinh phục trong khi sự sản xuất của cải đã được tăng cường đáng kể kể từ thời kỳ Giải phóng lúc Châu Âu trong sự đổ nát ? Ngược lại, vấn nạn là sức mạnh của tiền bạc, mà quá nhiều đối nghịch với Kháng chiến, và là sức mạnh của một kẻ tai to mặt lớn, trơ trẽn, ích kỷ, với những người phục dịch trong các lãnh vực cao nhất của Nhà nước.


Những ngân hàng, kể từ khi tư nhân hóa một lần nữa, đã được chứng minh là có liên hệ quan trọng nhất trong những tiền lời cổ phần và trong mức lương rất cao của các cấp lãnh đạo ngân hàng_ không phải là lợi ích chung. Sự chênh lệch giữa những người nghèo nhất và giàu nhất đã không bao giờ quá lớn đến như vậy, và sự tích lũy tiền bạc, sự cạnh tranh, được khuyến khích như thế.

Động Lực Cơ Bản của Kháng Chiến là Sự Phẫn Nộ!:

Chúng tôi, những cựu chiến binh của những phong trào Kháng chiến và lực lượng chiến đấu cho Tự Do Pháp, chúng tôi kêu gọi thế hệ trẻ để sống, để truyền tải, di sản của Kháng chiến và lý tưởng của nó. Chúng tôi nói với họ: Hãy nhận lấy vai trò của chúng tôi, "Hãy Phẫn Nộ!" (Hãy phẫn nộ! hoặc Gào thét lên!).

Những nhà lãnh đạo về chính trị, kinh tế, trí thức, và cả xã hội không khoan nhượng, hoặc cũng không cho phép sự áp bức bởi một chế độ độc tài quốc tế hiện thời của những thị trường tài chính, mà đó là mối đe dọa hòa bình và dân chủ.

Tôi mong ước tất cả các bạn, mỗi một người bạn, có động cơ của riêng cho sự phẫn nộ. Đây chính là sự quí giá. Khi một điều gì đó xúc phạm bạn như tôi đã bị xúc phạm bởi chủ nghĩa Đức quốc xã, sau đó người ta trở thành chiến binh, mạnh mẽ, và nhiệt tâm. Họ tham gia dòng lịch sử nầy, và chính dòng lịch sử khổng lồ nầy phải tiếp tục nhờ vào mỗi cá nhân. Và dòng nước xuôi theo hướng công bằng hơn, tự do hơn, nhưng không phải là thứ tự do không kiềm chế của con cáo trong chuồng gà. Những quyền hạn trong Tuyên ngôn Liên Hợp Quốc về Nhân quyền năm 1948 chỉ là thế, có tính chất phổ quát.

Nếu bạn gặp ai đó không được hưởng lợi ích từ nó, hãy hối tiếc cho họ nhưng giúp họ thu phục những quyền của mình.

Hai Tầm Nhìn Lịch Sử:

Khi tôi cố gắng để hiểu điều gì gây ra chủ nghĩa phát xít, điều gì đã làm nên nó đến nổi chúng ta đã bị khắc phục bởi Hitler và nhà cầm quyền Vichy (chính phủ Pháp đã hợp tác với Hitler), tôi nói với chính tôi rằng giai cấp giàu có, với tính ích kỷ của họ, đã quá kinh sợ cuộc cách mạng Bolshevik. Họ được phép dẫn đầu trong nỗi sợ hãi của họ.

Nhưng nếu, hôm nay như về sau đó, một thiểu số chủ động đứng lên, thế cũng sẽ là đủ, chúng ta sẽ dậy men nấm làm cho bánh mì nổi lên. Một cách chắc chắn, kinh nghiệm của một người già như tôi, sinh ra vào năm 1917, thì khác biệt từ kinh nghiệm của những người trẻ hôm nay. Tôi thường yêu cầu giáo sư cho cơ hội để tương tác với các sinh viên, và tôi nói với họ rằng: "Bạn không có những lý do rõ ràng để kết buộc chính mình. Đối với chúng tôi, nhằm chống lại là không chấp nhận sự chiếm đóng của Đức, sự đánh bại. Đó là sự đơn giản tương đối. Sự đơn giản như điều gì theo sau, phi thực dân hóa. Sau đó, cuộc chiến xảy ra ở Algeria."

Chính sự cần thiết Algeria trở thành độc lập, đã là hiển nhiên. Đối với Stalin, tất cả chúng ta đều hoan nghênh chiến thắng của Hồng quân chống lại Đức quốc xã vào năm 1943. Nhưng chúng tôi đã biết trước về những thử nghiệm của chế độ Stalin năm 1935, và ngay cả khi cần thiết để giữ một lổ tai mở ra hướng về phía cộng sản để bù ngược lại chủ nghĩa tư bản Mỹ, sự cần thiết nhằm chống lại hình thức không thể chịu đựng được của chủ nghĩa toàn trị đã thành hình trong chính nó như là một hiển nhiên. Cuộc sống lâu dài của tôi đã trình bày một chuỗi những lý do làm tổn thương chính tôi.

Những lý do này ít được sinh ra từ một cảm xúc hơn là một cam kết có chủ ý. Khi còn là một sinh viên trẻ tại trường học bình thường (những giáo viên đại học) tôi đã chịu nhiều ảnh hưởng của Sartre (nhà triết học hiện sinh Pháp) (1), một người bạn sinh viên. "Buồn nôn" (cuốn tiểu thuyết) của anh ta, "Bức Tường" (vở kịch), và "Thượng Đế và Hư Vô" (bài luận) rất quan trọng trong việc đào tạo tư tưởng tôi.

Sartre dạy chúng ta, "Bạn gánh chịu trách nhiệm như những cá nhân." Đó là một thông điệp của tự do chủ nghĩa. Trách nhiệm của một người không có thể được chỉ định bởi một quyền lực hoặc cơ quan thẩm quyền. Ngược lại, đó là sự cần thiết để tham gia vào sự nhân danh trách nhiệm của một người nào đó như là một con người.

Khi tôi bước vào trường Pháp "École Normale Supérieure" (2), đường Ulm Street, ở Paris vào năm 1939, Tôi đã bước vào nó như là một môn đồ nhiệt thành của nhà triết học Hegel (nhà triết học Đức) (3), và tôi gắn bó triệt để những tư tưởng của Maurice Merleau-Ponty (4). Cách giảng dạy của ông ta (Hegel) là khảo sát tỉ mỉ kinh nghiệm cụ thể của cơ thể và những mối quan hệ của nó với các giác quan, một thiểu số giác quan kỳ dị đối mặt với phần lớn giác quan. Nhưng sự lạc quan tự nhiên của tôi, muốn tất cả điều đó là sự ao ước có thể trở thành hiện thực, đưa tôi đi hơn là hướng về Hegel. Chủ thuyết Hegel diễn giải lịch sử lâu dài của nhân loại như là có một ý nghĩa: Đó chính là sự tự do của con người đang tiến triển tửng bước một. Lịch sử được làm bằng những sự va chạm liên tiếp, và được đánh giá qua những thách thức. Lịch sử của xã hội do đó tiến bộ; và cuối cùng, con người đạt được đầy đủ tự do cho mình, chúng ta có nhà nước dân chủ trong hình thức lý tưởng của nó.

Chắc chắn là có một sự hiểu biết khác về lịch sử. Nó nói rằng tiến bộ được thực hiện bằng sự "tự do" cạnh tranh, phấn đấu cho sự "vĩnh cữu", nó có thể như là đang sống trong một cơn bão tàn bạo. Đó là một điều gì tiêu biểu đối với một người bạn của cha tôi, người đàn ông đã chia sẻ cùng ông cụ một nỗ lực để dịch sang tiếng Đức "Tìm Kiếm Thời Gian Đã Mất" (cuốn tiểu thuyết) của Marcel Proust (nhà văn tiểu luận nổi tiếng) (5).

Đó là nhà triết học Đức Walter Benjamin (một nhà trí thức Đức-Do Thái) (6). Ông đã rút ra một quan niệm bi quan từ bức tranh của họa sĩ Thụy Sĩ Paul Klee (7), "Angelus Novus", nơi khuôn mặt của thiên thần mở ra cánh tay như để chứa lấy và đẩy lùi cơn bão, mà ông xác định có sự tiến bộ. Đối với Benjamin, người đã tự tử trong tháng 9 năm 1940 để thoát khỏi chủ nghĩa Đức quốc xã, ý nghĩa lịch sử là sự tiến triển quá mạnh của thảm họa chồng chất trên thảm họa.

Sự Thờ Ơ: Sự Tồi Tệ Nhất của Thái Độ:

Sự thật là những lý do để phẫn nộ có thể dường như ngày nay không còn rõ ràng liên hệ hoặc thế giới quá phức tạp. Ai đang làm công việc ra lệnh, ai quyết định? Nó luôn luôn không dễ dàng phân biệt giữa tất cả những dòng lực điều khiển chúng ta. Chúng ta không có bất kỳ giao dịch gì với một tầng lớp nhỏ cao cấp tham gia những hoạt động có thể được nhìn thấy rõ ràng. Đó là một thế giới rộng lớn, trong đó chúng ta có một cảm giác phụ thuộc lẫn nhau. Chúng ta sống trong một sự liên kết nội tiếp hơn bao giờ hết. Nhưng trong thế giới này vẫn còn những điều không thể chấp nhận. Để hiểu chúng, tốt nhất và cần thiết là xem xét, tìm kiếm. Tôi nói với những người trẻ tuổi: "Hãy tìm kiếm một chút, và đó là điều gì bạn sẽ tìm thấy." Tồi tệ nhất của thái độ là sự thờ ơ, để nói rằng "Tôi có thể không phải làm gì ở đó, tôi sẽ chỉ quản lý để hoàn tất." Bằng cách bao gồm cả chính mình trong đó, bạn sẽ mất đi một trong những yếu tố cần thiết tạo nên nhân loại: bản năng của sự phẫn nộ và sự cam kết, đó là một hậu quả của nó.

Họ (thanh niên) hoàn toàn có thể xác định hai thử thách to lớn, mới mẻ:

1. Khoảng cách lớn hiện hữu giữa những người rất nghèo và rất giàu có, và nó không ngừng tăng lên. Đó chính là một sự đổi mới của thế kỷ 20 và 21.

Những người rất nghèo trên thế giới ngày nay hầu như khó kiếm được hai đô la một ngày. Thế hệ mới không thể để khoảng cách này trở nên lớn hơn nữa. Chỉ những báo cáo chính thức có thể khích động một sự cam kết.

2. Nhân quyền và nhà nước của hành tinh này: Tôi có cơ hội sau phong trào Giải phóng, tham gia trong việc soạn thảo Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc Tế (8), được thông qua bởi tổ chức Liên Hiệp Quốc, vào ngày 10/12/1948, ở Paris tại cung điện Chaillot (9). Đó là là thư ký chính, riêng của Henry Laugier (một nhà sinh lý học Pháp) (10), phụ tá tổng-thư ký của Liên Hiệp Quốc, và là thư ký của Ủy ban Nhân quyền mà Tôi cùng với những người khác được đưa đến tham gia trong việc soạn thảo văn bản này. Tôi sẽ không biết làm thế nào để quên đi vai trò quan trọng trong sự soạn thảo công phu của Rene Cassin (11), ủy viên Hội đồng Quốc gia của Công lý và Giáo dục trong chính phủ của Tự Do Pháp ở London vào năm 1941 và đã giành được Giải thưởng Nobel Hòa bình vào năm 1968, cũng không phải là của Pierre Mendes-Pháp (12) trong Hội đồng Kinh tế và Xã hội, mà văn bản dự thảo chúng tôi làm nên được đệ trình đến trước khi được xem xét bởi Ủy ban Thứ ba (Xã hội, Nhân đạo và Văn hóa) của Đại Hội đồng. Văn bản được phê chuẩn bởi 54 quốc gia thành viên trong phiên họp của Liên Hợp Quốc, và tôi xác nhận nó như là bí thư.

Đó chính là Rene Cassin mà chúng ta nợ thuật ngữ "quyền phổ quát" thay vì "quyền quốc tế " như đề nghị được đưa ra bởi nước bạn Mỹ và Anh của chúng tôi. Điều nầy (phổ quát so với quốc tế) chính là chìa khóa vì, vào cuối cuộc Chiến tranh Thế giới Thứ hai, những gì đang có nguy cơ thì được giải phóng từ các mối đe dọa của chế độ độc tài toàn trị, đè nặng trên nhân loại.

Để được giải phóng, điều cần thiết nhằm đòi hỏi từ các nước thành viên của Liên Hợp Quốc là một lời hứa tôn trọng những "quyền phổ quát" nầy. Đó là một cách để lèo lách qua các lập luận về "tập quyền tối cao," mà một quốc gia có thể nhấn mạnh, trong khi quyền lực đó dâng hiến chính nó cho các tội ác chống lại nhân loại trên đất riêng của nó. Đó như là trường hợp của Hitler, người tưởng mình là tối cao và có ủy quyền để thực hiện một tội ác diệt chủng. Bản tuyên bố phổ quát nầy là nhờ vào sự lây bệnh phổ quát đối với chủ nghĩa Đức quốc xã, chủ nghĩa phát xít, và chế độ độc tài toàn trị , và nhờ vào rất nhiều, trong tâm trí của chúng tôi, đối với tinh thần của phong trào Kháng chiến.

Tôi đã có một cảm giác rằng đó là điều cần thiết để di chuyển một cách nhanh chóng như là để tránh một sự bịp bợm của đạo đức giả mà có cả trong thành viên của Liên Hiệp Quốc, một số người từng tuyên bố những giá trị này đã giành được thắng lợi nhưng không có ý định gì cả để thúc đẩy họ trung thành - - đã tuyên bố rằng chúng ta đang cố gắng để áp đặt các giá trị trên chúng (quyền phổ quát). 

Tôi không thể cưỡng lại sự mong muốn trích dẫn Điều 15 của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (1948): "Mọi người đều có quyền có quốc tịch." Điều 22 nói, "Mọi người, như là một thành viên của xã hội, có quyền an sinh xã hội và được phép thực hiện nhận thức, thông qua nỗ lực quốc gia và hợp tác quốc tế và phù hợp với tổ chức và những nguồn tiềm lực của mỗi Nhà nước, về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa không thể thiếu được đối với nhân phẩm và tự do phát triển nhân cách mình ". Và nếu tuyên bố này có một phạm vi khai báo, và không theo luật định, Tuyên bố tuy nhiên đã đóng một vai trò mạnh mẽ kể từ năm 1948. Nó thấy người dân thuộc địa trong cuộc đấu tranh cho độc lập, nó đã gieo sạ được tâm trí trong một trận chiến cho tự do.

Tôi xin lưu ý bằng niềm vui rằng trong quá trình của thập kỷ qua đã có sự gia tăng các Tổ chức Phi chính Phủ (NGOs) (13) và các phong trào xã hội như Hiệp hội Thuế về Giao dịch Tài chính (ATTAC) (14); cũng như Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế (FIDH) (15) và Tổ chức Ân xá Quốc tế (16), đang hoạt động và cạnh tranh nhau. Rõ ràng rằng để có hiệu quả ngày nay, đó là sự cần thiết để hoạt động qua mạng, để sử dụng tất cả các phương tiện truyền thông hiện đại.

Đối với những người trẻ tuổi, tôi nói: "Hãy nhìn xung quanh bạn, bạn sẽ tìm thấy những chủ đề biện chứng cho sự kiện phẫn nộ của bạn về cách giải quyết những người nhập cư, về người nhập cư "bất hợp pháp", về dân La Mã (được biết đến như là dân du mục Gypsy). Bạn sẽ tìm thấy những tình huống cụ thể dẫn bạn đến hành động mạnh mẽ của người công dân. Hãy tìm kiếm và bạn sẽ tìm thấy! Sự phẫn nộ của tôi liên quan đến những xúc phạm người Palestine bởi Israel (Indignez-vous!)"

Ngày nay, sự phẫn nộ chính của tôi quan tâm đến Palestine, Dải đất Gaza, và Bờ Tây của Jordan. Sự xung đột này thật tàn bạo. Tuyệt đối cần thiết để đọc các báo cáo của Richard Goldstone (17), vào tháng 9/2009, trên dải Gaza, trong đó vùng Nam Phi này, thẩm phán của người Do Thái, người thậm chí đã tuyên bố là theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái (Zionist), cáo buộc quân đội Israel đã cam kết "những hành vi có thể so sánh với những tội ác chiến tranh và có lẽ, trong một số trường hợp, những tội ác chống lại nhân loại " trong suốt "Chiến dịch Thủ Diễn." (Operation Cast Lead) (18), đã kéo dài ba tuần lễ.

Chính tôi đã quay trở lại Gaza trong năm 2009, khi tôi đã có thể được vào cùng với vợ tôi nhờ vào những hộ chiếu ngoại giao, để nghiên cứu lần đầu tiên điều gì qua báo cáo nầy cho biết. Những người đi cùng chúng tôi đã không được phép vào Dải Gaza. Ở bên đó và Bờ Tây của Jordan. Chúng tôi cũng đã đến thăm các trại tị nạn Palestine được thành lập từ năm 1948 bởi cơ quan Liên Hợp Quốc UNRWA (19), nơi hơn ba triệu người Palestine bị trục xuất ra khỏi những vùng đất của họ bởi Israel; thậm chí còn chờ đợi sự trở lại của vấn nạn cho càng thêm nhiều và nhiều hơn.

Đối với Gaza, đó chính là một nhà tù không có mái nhà cho một triệu rưỡi người Palestine. Một nhà tù nơi người ta phải tổ chức chỉ để tồn tại. Mặc dù có sự phá hủy vật chất như là bệnh viện Trăng lưỡi liềm Đỏ của Chiến dịch Thủ Diễn, nó là hành vi của các dân Gaza, lòng yêu nước của họ, tình yêu của biển và những bãi biển, mối bận tâm thường xuyên về phúc lợi cho con cái họ, là những nhóm trẻ con vô số và vui vẻ, mà chúng luôn ám ảnh trí nhớ chúng ta. Chúng tôi đã rất ấn tượng bởi cách khéo léo nào đó họ đối mặt với tất cả sự khan hiếm đè lên họ. Chúng tôi thấy họ làm gạch, vì thiếu xi măng, để xây dựng lại hàng ngàn ngôi nhà bị phá hủy bằng những chiến xa. Họ khẳng định với chúng tôi rằng đã có 1.400 trường hợp tử vong bao gồm cả phụ nữ, trẻ em, và những người già ở trại Palestine trong thời gian Chiến dịch Thủ Diễn dưới sự chỉ đạo của quân đội Israel, so với chỉ 50 người bị thương ở phía Israel. Tôi chia sẻ những kết luận của thẩm phán Nam Phi. Điều đó là không thể chịu đựng nổi, khi chính gười Do Thái lại có thể phạm những tội ác chiến tranh. Tuy nhiên, lịch sử không đưa ra những thí dụ đầy đủ về con người đã từng rút ra những bài học từ lịch sử của riêng họ. (Tác giả, Stephane Hessel, có một người cha Do Thái.)

Khủng Bố, hoặc Sự Bực Tức?

Tôi biết rằng Hamas (đảng phái của những người chiến đấu cho Palestine tự do), đã chiến thắng cuộc bầu cử lập pháp cuối cùng, cũng không thể giúp gì khi tên lửa đã được phóng trên những thành phố Israel trong phản ứng đối với tình hình cô lập và phong tỏa, trong đó dân Gaza đang sống. Tôi nghĩ, một cách tự nhiên, rằng khủng bố thì không thể chấp nhận được; nhưng nó cần thiết để thừa nhận (từ kinh nghiệm ở Pháp) rằng khi người ta bị chiếm đóng bởi lực lượng vô cùng vượt bực đối với họ, sự đề kháng nhân dân không thể hoàn toàn không đổ máu.

Nó có phục vụ Hamas để gửi tên lửa vào thị trấn Sderot (thị trấn của Israel bên kia biên giới từ Gaza)?

Câu trả lời là không. Điều này không phục vụ mục đích của họ, nhưng họ có thể giải thích cử chỉ này bởi sự bực tức của dân Gaza. Trong khái niệm về sự bực tức, đó là sự cần thiết để hiểu về bạo lực như là một kết luận đáng tiếc về tình huống không thể chấp nhận được đối với những người phải chịu khuất phục họ.

Vì vậy, họ có thể tự nhủ, khủng bố là một hình thức của sự bực tức. Và điều này "khủng bố" là một cái từ ngữ sai lầm. Người ta đáng lý ra không nên dùng đến sự bực tức này, nhưng đó là sự cần thiết để có hy vọng. Bực tức là một sự từ chối của hy vọng. Nó dễ hiểu, Tôi có thể nói gần như tự nhiên, nhưng nó vẫn là không thể chấp nhận được. Bởi vì nó không cho phép người ta có được kết quả mà hy vọng có thể tạo ra bằng một cách có thể có được, một cách ngẫu nhiên.

Bất Bạo Động - Cách Chúng Ta Phải Học Để Làm Theo:


Tôi tin chắc rằng tương lai thuộc về bất bạo động, hòa giải khác nhau về văn hóa. Chính bằng cách này mà nhân loại sẽ phải bước vào giai đoạn tiếp theo. Nhưng trên đây, tôi đồng ý với Sartre: "Chúng ta không thể thứ lỗi cho những kẻ khủng bố ném bom, nhưng chúng ta có thể hiểu họ." 


Sartre đã viết vào năm 1947: "Tôi nhận ra rằng bạo lực trong bất kỳ hình thức nào nó có thể biểu hiện chính nó là một thất bại. Nhưng, nó là một thất bại không thể tránh khỏi bởi vì chúng ta đang ở một thế giới bạo lực. Và nếu thật sự, sự trông cậy vào những sự liều lĩnh của bạo lực làm cho nó bất diệt, điều đó cũng không sai; đó chính là biện pháp đáng tin cậy làm cho bạo lực dừng lại." 

Đối với tư tưởng đó, tôi sẽ thêm rằng bất bạo động là một biện pháp đáng tin cậy hơn để ngăn chặn bạo lực. Người ta không thể tha thứ cho chủ nghĩa khủng bố, bằng cách sử dụng tư tưởng Sartre hoặc xưng tên của nguyên lý này, trong suốt cuộc chiến tranh Algeria, hoặc cũng không phải trong thời gian Thế vận hội Munich năm 1972 với mưu toan giết người đã được thực hiện đối với các vận động viên Israel. Khủng bố thì không phong phú, và chính Sartre sẽ kết thúc tự hỏi ở cuối của cuộc đời mình về ý nghĩa của bạo lực và nghi ngờ lý do của nó để tồn tại.

Tuy nhiên, để công bố "bạo lực thì không hiệu quả" là quan trọng hơn để biết xem người ta phải lên án hay không những người dâng hiến mình cho nó (bạo lực). Khủng bố thì không hiệu quả. Trong khái niệm về hiệu quả, một niềm hy vọng không đổ máu là cần thiết. Nếu có một hy vọng bạo lực, chính là trong bài thơ của William Apollinaire (20) "hy vọng là (lực) hung tàn", và không phải trong sách lược hành động.

Sartre, vào tháng 3/1980, trong vòng ba tuần trước cái chết của ông, đã tuyên bố: "Điều cần thiết để cố gắng giải thích tại sao thế giới ngày hôm nay, quả là khủng khiếp, chỉ là ngay bây giờ trong một lịch sử phát triển lâu dài, mà hy vọng luôn luôn là về bên một trong những lực lượng chiếm ưu thế trong những cuộc cách mạng và nổi dậy, và làm thế nào tôi vẫn cảm thấy hy vọng như nhận thức của tôi về tương lai."

Đó là điều cần thiết để hiểu rằng bạo lực quay lưng lại với hy vọng. Đó là điều cần thiết để thích bạo lực hơn hy vọng, hy vọng qua bạo lực. Bất bạo động là cách mà chúng ta phải học để noi theo. Những kẻ áp bức cũng phải học.

Đó là điều cần thiết để đi đến đàm phán nhằm loại bỏ áp bức; đó là điều gì sẽ cho phép bạn không còn bạo lực khủng bố nhiều hơn nữa. Đó là lý do tại sao bạn không nên để quá nhiều căm thù chồng chất lên cao.

Thông điệp của Mandela (21) và Martin Luther King (22) tìm thấy sự thích hợp toàn diện trong thế giới mà đã từng vượt qua cuộc đối đầu của các ý thức hệ (như là chủ nghĩa Đức quốc xã) và chinh phục chế độ độc tài toàn trị (như là Hitler). Chính nó cũng là một thông điệp hy vọng vào năng lực của xã hội hiện đại để khắc phục những xung đột bằng một sự hiểu biết lẫn nhau và sự kiên nhẫn thận trọng. Để đạt đến điểm đó thì nhất thiết phải dựa trên các quyền, chống lại bất kỳ vi phạm nào, bất cứ ai là tác giả, cố tình gây ra sự phẫn nộ trong chúng ta. Không có thỏa hiệp về những quyền này.

Đối Với Một Cuộc Nổi Dậy Hòa Bình:

Tôi lưu ý, và tôi không phải là một người duy nhất, sự phản ứng của chính phủ Israel khi đối mặt với phương cách mà mỗi ngày Thứ Sáu những công dân của Bil'in (22), Palestine, tiến bước -- không có ném đá hoặc sử dụng vũ lực -- lên đến bức tường phân ranh, dựa vào đó để phản đối. Nhà chức trách Israel mô tả đặc điểm những bước này là "sách lược khủng bố không đổ máu." Đó là một hành động hay.... Đó là điều cần thiết để được nhà chức trách Israel đánh giá như là những người khủng bố bất bạo động. Đó là điều cần thiết một cách đặc biệt để làm lúng túng nhà cầm quyền (như nhà chức trách Israel) bởi hiệu quả của bất bạo động, được tìm thấy nhằm khích động sự hỗ trợ, sự hiểu biết -- sự hỗ trợ của tất cả những người trên thế giới là những kẻ thù của sự áp bức.

Cuộc Khủng Hoảng Hiện Nay:

Quá trình tư tưởng tiến triển của phương Tây đã thu hút thế giới vào một cuộc khủng hoảng từ đó nó (thế giới) phải xuất hiện qua sự phá vỡ cơ bản: "luôn luôn nhiều hơn" trong lĩnh vực tài chính mà còn trong các lĩnh vực về khoa học và kỹ thuật. Đó là thời cao điểm quan tâm về đạo đức, công lý, và Trạng Thái Cân Bằng Lâu Dài (kinh tế và môi trường) chiếm ưu thế. Bởi vì những rủi ro nghiêm trọng nhất đe dọa chúng ta. Chúng có thể chấm dứt cuộc phiêu lưu của nhân loại trên hành tinh mà chúng có thể làm cho không thích hợp để cư trú bởi loài người. Nhưng vẫn còn lại sự thật rằng những tiến bộ quan trọng đã được thực hiện sau năm 1948 (năm thành lập Liên Hợp Quốc và Tuyên bố về Nhân quyền): phi thực dân hóa, kết thúc của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, sự phá sản của đế chế Xô Viết, sự sụp đổ của Bức tường Berlin. Mặt khác, trong mười năm đầu của thế kỷ 21 là một giai đoạn thoái hóa. Thoái hóa này được giải thích một phần qua cương vị Tổng thống Hoa Kỳ của George Bush, những sự kiện 11 Tháng Chín, và những hậu quả tai hại liên quan đến Hiệp Chủng Quốc, như là sự can thiệp quân sự ở Iraq.

Chúng ta đã có một cuộc khủng hoảng kinh tế, nhưng chúng ta vẫn không bắt đầu một chính sách phát triển mới. Hơn nữa, hội nghị thượng đỉnh Copenhagen chống lại sự ấm lên khí hậu đã không mang về một chính sách đúng đắng đối với việc bảo tồn hành tinh.

Chúng tôi đang ở trên một ngưỡng cửa giữa khủng bố của thập kỷ đầu tiên và những khả năng của sau nhiều thập kỷ. Nhưng đó là sự cần thiết để hy vọng, luôn luôn là cần thiết để hy vọng. Thập kỷ trước, trong những năm 1990, đã được một thời gian tiến bộ to lớn.

Liên Hiệp Quốc đã đủ khôn ngoan để triệu gọi những hội nghị như là ở Rio về môi trường, trong năm 1992, và ở Bắc Kinh về phụ nữ, trong năm 1995. Vào tháng 9/2000, theo sáng kiến của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Kofi Annan, 191 nước thành viên đã thông qua một tuyên bố trên "tám mục tiêu của thiên niên kỷ để phát triển", mà họ hứa hẹn một cách đáng lưu tâm nhằm xóa đói giảm nghèo trên thế giới một nửa trước năm 2015.

Sự hối tiếc lớn của tôi là không phải Obama hay Liên minh châu Âu (EU) đã cam kết với chính họ về điều gì nên là điều khoản cho một mạng diễn đàn hữu ích mang những giá trị cơ bản.

Kết Luận:

Làm thế nào để kết thúc cuộc gọi này là sự phẫn nộ? Bằng cách nói rằng vẫn còn những gì, nhân dịp kỷ niệm thứ sáu mươi của chương trình của Hội đồng Quốc gia Kháng chiến, chúng tôi đã nói vào ngày 8/03/2004 - chúng tôi, những cựu chiến binh của phong trào Kháng chiến và các lực lượng chiến đấu cho Tự Do Pháp (1940-1945) - rằng chắc chắn"chủ nghĩa Đức quốc xã bị chinh phục, nhờ vào sự hy sinh của anh chị em chúng ta trong phong trào Kháng chiến và lực lượng Liên Hiệp Quốc chống lại phát-xít man rợ. Nhưng mối đe dọa này không hoàn toàn biến mất, và sự tức giận của chúng tôi chống lại bất công thì vẫn còn nguyên vẹn." Ngoài ra, hãy để chúng ta luôn luôn được gọi là "một cuộc nổi dậy thật sự hòa bình chống lại các phương tiện truyền thông đại chúng cung cấp như một thẻ thông hành cho giới trẻ của chúng ta chỉ tiêu thụ câu hỏi đại chúng, khinh miệt những kẻ yếu nhất và văn hóa, chứng mất trí nhớ tổng quát, và sự cạnh tranh khó khăn của tất cả chống lại tất cả. "

Đối với những người sẽ làm nên thế kỷ 21, chúng ta nói bằng tình cảm mình:
Tạo ra là để chống lại; chống lại là tạo ra.

--------------------------------------------------------


Chú Thích:


1_ Jean Sartre = Jean-Paul Charles Aymard Sartre (21/06/1905 – 15/04/1980) : là một nhà triết học hiện sinh Pháp, nhà viết kịch, tiểu thuyết gia, nhà viết kịch bản phim, nhà hoạt động chính trị, người viết tiểu sử, và nhà phê bình văn học. Ông là một trong những nhân vật hàng đầu trong triết học Pháp thế kỷ 20, chủ nghĩa Marx (Marxism), và là một trong những nhân vật quan trọng trong triết lý của chủ nghĩa hiện sinh. Ông đã được trao Giải thưởng Nobel Văn học năm 1964 nhưng từ chối nhận lãnh, nói rằng một giải thưởng như vậy mãi mãi sẽ hạn chế tự do của ông ta. (Theo en.wikipedia.org, "Jean-Paul Sartre").

2_ École Normale Supérieure, thành lập năm 1794, ở Paris, cũng được biết đến như Normale sup ', Normale, và ENS) là một trong những trường uy tín nhất của Pháp grandes Ecoles (nền giáo dục cao cấp thành lập ngoài khuôn khổ dòng chính của các trường đại học công lập). ENS đã được hình thành trước tiên trong suốt cuộc Cách mạng Pháp, và nó được dự định để cung cấp nhà nước Cộng hoà Pháp một bộ phận mới của những giáo viên, được đào tạo theo tinh thần thẩm định và các giá trị muôn thuở của thời kỳ Khai sáng. ENS từ khi phát triển thành một cơ sở giáo dục ưu tú đã trở thành một nền tảng cho nhiều thanh niên sáng giá của nước Pháp để theo đuổi những sự nghiệp cao cấp trong chính phủ và học viện. (Theo en.wikipedia.org, "École Normale Supérieure" ). 

3_ Friedrich Hegel = Georg Wilhelm Friedrich Hegel (27/08/1770 – 14/11/1831) : là một nhà triết học Đức, một trong những người sáng tạo của chủ nghĩa Lý tưởng Đức (German Idealism). Lịch sử thuyết và lý tưởng thuyết của ông ta dựa vào thực tại như một toàn thể cách mạng hóa triết học châu Âu và là một tiền thân quan trọng cho Continental triết học và chủ nghĩa Marx (Marxism). (Theo en.wikipedia.org, "Georg Wilhelm Friedrich Hegel").

4_ Maurice Merleau-Ponty (14 March 1908 – 3 May 1961) : là một nhà triết học hiện tượng Pháp, bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi Karl Marx, Edmund Husserl, và Martin Heidegger, ngoài ra được liên kết chặt chẽ với Jean-Paul Sartre (người sau này tuyên bố ông đã được "chuyển đổi" thành chủ nghĩa Marx (Marxism) bởi Merleau-Ponty) và Simone de Beauvoir.(Theo en.wikipedia.org, "Maurice Merleau-Ponty").

5_ Marcel Proust = Valentin Louis Georges Eugène Marcel Proust (10/07/1871 – 18/11/1922) : là một tiểu thuyết gia Pháp, nhà phê bình, và nhà văn tiểu luận nổi tiếng nhất với tác phẩm vĩ đại của ông ta "Tìm Kiếm Thời Gian Đã Mất" ("À la recherche du temps perdu" ) mà nó được xuất bản trong bảy phần từ năm 1913 và 1927. (Theo en.wikipedia.org, "Marcel Proust").

6_ Walter Benjamin = Walter Bendix Schönflies Benjamin (15/07/1892 – 26/09/1940) : là một nhà trí thức Đức-Do Thái, hoạt động trong nhiều lãnh vực khác nhau như một nhà phê bình văn học, nhà triết học, nhà xã hội học, nhà dịch thuật, phát thanh viên, và nhà văn tiểu luận. Công việc của ông ta, kết hợp những yếu tố của chủ nghĩa Lý tưởng Đức (German Idealism), chủ nghĩa Lãng mạn (Romanticism), Duy vật lịch sử (Historical Materialism), và chủ nghĩa Huyền bí Do Thái (Jewish Mysticism), đã có những đóng góp lâu dài và có ảnh hưởng đến lý thuyết thẩm mỹ và chủ nghĩa Marx phương Tây(Western Marxism), và đôi khi được liên kết với Trường phái Frankfurt của lý thuyết Trọng Đại (Critical theory). (Theo en.wikipedia.org, "Walter Benjamin").

7_ Paul Klee (18 December 1879 – 29 June 1940) : được sinh ra ở Münchenbuchsee, Thụy Sĩ, và được coi là một họa sĩ Đức-Thụy Sĩ. Phong cách rất cá nhân của ông bị ảnh hưởng bởi phong trào trong nghệ thuật, bao gồm chủ nghĩa Biểu hiện (expressionism), trường phái Lập thể (cubism), và chủ nghĩa Siêu thực (surrealism). Ông cũng là một sinh viên của trường phái đông phương (orientalism). (Theo en.wikipedia.org, "Paul Klee").

8_ Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc Tế (The Universal Declaration of Human Rights = UDHR): là một tuyên bố được thông qua bởi Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (10 tháng 12, 1948 tại Palais de Chaillot, Paris). Bản Tuyên bố phát sinh trực tiếp từ kinh nghiệm của cuộc chiến tranh Thế giới Thứ hai và đại diện cho sự biểu hiện đầu tiên toàn cầu về quyền mà tất cả con người vốn có được. Nó bao gồm 30 phần được soạn thảo công phu theo sắp xếp thứ tự những điều ước quốc tế, văn kiện nhân quyền khu vực, hiến pháp quốc gia, và pháp luật. 

Luật Nhân quyền Quốc tế bao gồm Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc Tế, Công ước Quốc tế về Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, và Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị và hai Nghị định Thư tùy chọn của nó. Năm 1966, Đại hội đồng đã thông qua hai Giao Ước chi tiết, hoàn thành Luật Nhân quyền Quốc tế; và trong năm 1976, sau khi Giao Ước đã được phê duyệt bởi số lượng thích hợp của những quốc gia riêng rẻ, Bản Luật đã có hiệu lực của luật pháp quốc tế. (Theo en.wikipedia.org, "Universal Declaration of Human Rights").

9_ Cung điện Chaillot (Palais de Chaillot) : là một công trình kiến trúc ở quận 16 của Paris. Nằm bên cạnh quảng trường Trocadéro, trên đồi Chaillot, tòa nhà này được xây dựng nhân dịp Triển lãm Thế giới vào năm 1937 bởi các kiến trúc sư từng đoạt giải Khôi nguyên La Mã là Léon Azéma, Jacques Carlu và Louis-Hippolyte Boileau. Palais de Chaillot trên vị trí của Palais du Trocadéro cũ, hiện nay bên trong công trình này là nhiều bảo tàng, nhà hát: bảo tàng Con người, bảo tàng Hàng hải, Nhà hát quốc gia Chaillot... Đây cũng là địa điểm chính để ngắm nhìn tháp Eiffel. (Theo vi.wikipedia.org, "Palais de Chaillot").

10_ Henry Laugier = Henri Laugier (theo tiếng Pháp) (5/08/1888 – 19/01/1973) : sinh ra ở Mane, Provence, và qua đời ở Antibes, là một nhà sinh lý học Pháp. (Theo fr.wikipedia.org, "Henri Laugier").

11_ Rene Cassin = René Samuel Cassin (5/10/1887– 20/02/1976) : là một luật gia Pháp, giáo sư về pháp luật, và thẩm phán. Một người lính trong Thế chiến I, sau này ông tiếp tục để hình thành Liên minh Liên Bang, một cánh tả, một tổ chức Cựu chiến binh hòa bình. Ông đã nhận được Giải thưởng Nobel Hòa bình năm 1968 cho công việc của mình trong việc soạn thảo Tuyên ngôn Nhân quyền, được thông qua bởi Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 10/12/1948. Cùng năm đó, ông cũng được trao một trong những Giải thưởng Nhân quyền riêng biệt của LHQ. René Cassin thành lập Viện Khoa học Hành chính Pháp (French Institute of Administrative Sciences = IFSA) đã được công nhận như là một hiệp hội công ích. (Theo en.wikipedia.org, "René Cassin").

12_ Pierre Mendès = Pierre Mendès France (11/01/1907 – 18/10/1982) : là một chính trị gia Pháp. Ông là hậu duệ của một gia đình Do Thái-Bồ Đào Nha chuyển tới Pháp trong thế kỷ 16. (Theo en.wikipedia.org, "Pierre Mendès France").

13_ Tổ chức Phi chính Phủ (NonGovermental Organizations = NGOs) : là một tổ chức thành lập hợp pháp được tạo ra bởi những cá nhân hoặc pháp nhân hoạt động độc lập từ bất kỳ chính phủ nào. Thuật ngữ có nguồn gốc từ Liên Hợp Quốc, và thường được sử dụng để nói đến những tổ chức không hình thành như một phần của chính phủ và không thông thường cho lợi nhuận kinh doanh. Thuật ngữ này thường chỉ áp dụng cho các tổ chức đó theo đuổi một số mục tiêu rộng lớn hơn xã hội có khía cạnh chính trị, nhưng điều đó không phải là tổ chức chính trị công khai như các đảng phái chính trị.

Số hoạt động của các tổ chức phi chính phủ quốc tế là ước tính khoảng 40.000. Con số quốc gia thậm chí còn cao hơn : Nga có 277.000 các tổ chức phi chính phủ; Ấn Độ ước tính có khoảng 3,3 triệu các tổ chức phi chính phủ trong năm 2009, là một trong những tổ chức phi chính phủ ít hơn 400 người Ấn Độ, và nhiều lần số lượng các trường tiểu học và trung tâm sức khỏe tiên khởi ở Ấn Độ. (Theo en.wikipedia.org, "Non-governmental organization").

14_ Hiệp hội Thuế về Giao dịch Tài chính (Association for the Taxation of Financial Transactions and for Citizens' Action = ATTAC) : nguyên thủy là một tổ chức hoạt động được tạo ra để thúc đẩy việc thành lập thuế về giao dịch ngoại hối. Được thành lập vào ngày 3/06/1998, ở Paris. Đây là một phong trào quốc tế làm việc hướng tới những sự lựa chọn thay thế trong xã hội, môi trường, và dân chủ trong quá trình toàn cầu hóa. (Theo en.wikipedia.org, "Association for the Taxation of Financial Transactions and for Citizens' Action").

15_ Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế (International Federation for Human Rights = FIDH) : là một liên hiệp hội phi chính phủ cho các tổ chức nhân quyền. Được thành lập vào năm 1922, FIDH là tổ chức nhân quyền quốc tế lâu đời nhất trên toàn thế giới và ngày nay tập hợp 164 tổ chức thành viên tại hơn 100 quốc gia.

FIDH là phi đảng phái, và độc lập với bất kỳ chính phủ nào. Nhiệm vụ cốt lõi của nó là thúc đẩy sự tôn trọng cho tất cả các quyền quy định trong Tuyên ngôn Nhân Quyền Quốc Tế, Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân sự và Chính trị và Công ước Quốc tế về Quyền Kinh tế, Xã hội và văn hóa.

FIDH phối hợp và hỗ trợ những hoạt động của các thành viên và là nhịp cầu liên lạc của họ với các tổ chức liên chính phủ. FIDH có một vị thế tư vấn với Liên Hợp Quốc, UNESCO, và Hội đồng châu Âu, và vị thế của người quan sát với Ủy ban Châu Phi về Nhân loại và Quyền Con Người. (Theo en.wikipedia.org, "International Federation for Human Rights").

16_ Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International = Amnesty = AI) : được thành lập tại London năm 1961, là một tổ chức nhân quyền quốc tế phi chính phủ với hơn 3 triệu thành viên và những người ủng hộ trên khắp thế giới. Mục tiêu của tổ chức là "tiến hành nghiên cứu và tạo ra những hoạt động nhằm ngăn chặn và chấm dứt sự lạm dụng nghiêm trọng quyền con người, và yêu cầu công lý cho những người có quyền đã bị vi phạm". (Theo en.wikipedia.org, "Amnesty International"). 

17_ Richard Goldstone = Richard Joseph Goldstone (2/10/1938– ?) : là cựu thẩm phán Nam Phi. Sau khi làm việc 17 năm như là một luật sư thương mại, ông được bổ nhiệm bởi chính phủ Nam Phi để phục vụ trong Tòa án tối cao Transvaal từ 1980 đến 1989 và Bộ phận Phúc thẩm của Tòa án tối cao Nam Phi từ 1990 đến 1994. Ông là một trong những thẩm phán tự do đã ban hành quy định then chốt làm suy yếu sự phân biệt chủng tộc từ bên trong hệ thống bởi sự kiềm chế những tác động xấu nhất của pháp luật phân biệt chủng tộc của đất nước. Trong số các quy định quan trọng khác, Goldstone đã làm ra Đạo luật Tập đoàn Khu vực -- mà theo đó "những người không phải là da trắng" bị cấm sinh sống trong khu vực "chỉ người da trắng" -- hầu như không khả thi bằng cách hạn chế trục xuất. Kết quả là, sự truy tố theo sắc luật hầu như đã chấm dứt. (Theo en.wikipedia.org, "Richard Goldstone").

18_ Chiến dịch Thủ Diễn (Operation Cast Lead) : Chiến tranh Gaza, được biết đến như là Chiến dịch Thủ Diễn (מבצע עופרת יצוקה‎) ở Israel và cuộc thảm sát Gaza (مجزرة غزة) hoặc Trận chiến của Al-Furqan (معركة الفرقان) ở Gaza và đó là một vụ đánh bom ba tuần lễ bởi nhà cầm quyền Hamas (quản lý Dải Gaza) và cuộc xâm lược Dải Gaza bởi Israel, và hàng trăm cuộc tấn công phi đạn vào phía Nam Israel, bắt đầu vào ngày 27 tháng 12 năm 2008 với một cuộc không kích bất ngờ từ Israel. Mục đích tuyên bố của Israel để chận đứng phi đạn rót vào Israel và vũ khí nhập vào Dải Gaza. Lực lượng Israel tấn công những trạm cảnh sát, các mục tiêu quân sự bao gồm kho vũ khí và đội tên lửa bị nghi ngờ phóng phi đạn và các tòa nhà chính phủ của Hamas trong cuộc tấn công toàn diện, đánh vào những thành phố đông dân của Gaza, Khan Younis và Rafah. (Theo en.wikipedia.org, "Gaza War").

19_ Liên Hợp Quốc cứu trợ và công trình Cơ quan về người tị nạn Palestine ở vùng Cận Đông (United Nations Relief and Works Agency for Palestine Refugees in the Near East = UNRWA) : là một cơ quan cứu trợ và phát triển nhân loại, cung cấp giáo dục, chăm sóc sức khỏe, những dịch vụ xã hội và cứu trợ khẩn cấp cho 5 triệu người tị nạn Palestine sinh sống ở Jordan, Lebanon và Syria, cũng như ở Bờ Tây và Dải Gaza. Đây là cơ quan duy nhất dành riêng để giúp đỡ người tị nạn từ một khu vực riêng biệt hoặc đang xung đột. UNRWA tách biệt từ UNHCR, Cơ quan tị nạn Liên Hợp Quốc (The UN Refugee Agency) mà đó là cơ quan duy nhất khác của Liên Hợp Quốc giúp đỡ những người tị nạn, dành riêng để giúp đỡ tất cả các người tị nạn trên thế giới. (Theo en.wikipedia.org, "United Nations Relief and Works Agency for Palestine Refugees in the Near East").

20_ William Apollinaire (theo tiếng Anh) = Wilhelm Apollinaire de Kostrowitsky = Guillaume Apollinaire (26/08/1880 – 9/11/1918) : là một nhà thơ Pháp, nhà viết kịch, nhà văn truyện ngắn, tiểu thuyết gia, và nhà phê bình nghệ thuật, được sinh ra ở Ý, có mẹ là người Ba Lan. (Theo en.wikipedia.org, "Guillaume Apollinaire"). Trong bài thơ "Chiếc Cầu Mirabeau" (Le Pont Mirabeau) của ông, có đoạn : 
"Love goes away like this water flows (Tình yêu qua đi như dòng nước chảy)
Love goes away (Tình yêu qua đi
Like life is slow (Như đời chậm rãi) 
And like hope is violent" (Và như hy vọng là (lực) hung tàn)

21_ Mandela = Nelson Rolihlahla Mandela (18/07/1918 – ?): phục vụ như là Tổng thống của Nam Phi 1994-1999, và là tổng thống đầu tiên của Nam Phi được bầu trong cuộc bầu cử dân chủ đầy đủ đại diện. Trước khi nhiệm kỳ tổng thống của ông, Mandela là một nhà hoạt động chống phân biệt chủng tộc, và lãnh đạo của Umkhonto chúng tôi Sizwe, cánh vũ trang của Quốc hội các quốc gia châu Phi (ANC). Năm 1962, ông đã bị bắt và bị kết án phá hoại và các chi phí khác, và bị kết án với cuộc sống trong tù. Mandela đã phục vụ 27 năm trong nhà tù, chi tiêu nhiều của những năm này trên đảo Robben. Sau khi được phóng thích khỏi nhà tù ngày 11 Tháng Hai 1990, Mandela đã lãnh đạo đảng của ông trong các cuộc đàm phán dẫn đến dân chủ đa sắc tộc vào năm 1994. Là Tổng thống, ông thường xuyên dành ưu tiên cho hoà giải, trong khi giới thiệu các chính sách nhằm đấu tranh chống nghèo đói và bất bình đẳng ở Nam Phi.

Ở Nam Phi, Mandela thường được gọi là Madiba, Xhosa tên gia tộc của mình, hoặc như tata (Xhosa: cha) Mandela đã nhận được hơn 250 giải thưởng trong vòng bốn thập kỷ qua, bao gồm cả Giải thưởng Nobel Hòa bình năm 1993. (Theo en.wikipedia.org, "Nelson Mandela").

22_ Martin Luther King, Jr (15/01/1929 – 4/04/1968) : là một mục sư người Mỹ, nhà hoạt động, và nhà lãnh đạo nổi bật trong Phong trào Dân quyền người Mỹ gốc Phi. Ông được biết đến là một nhân vật biểu tượng cho sự tiến bộ của dân quyền ở Hoa Kỳ và khắp nơi trên thế giới, qua ứng dụng những phương pháp bất bạo động theo những lời dạy của Mahatma Gandhi. Mục sư King đã trở thành một biểu tượng quốc gia trong lịch sử của chủ nghĩa tự do Mỹ hiện đại. Năm 1964, Mục sư King trở thành người trẻ nhất nhận Giải thưởng Nobel Hòa bình cho công việc của mình để chấm dứt sự phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử về chủng tộc thông qua sự bất tuân dân sự và phương tiện bất bạo động khác. Vào thời điểm ông qua đời vào năm 1968, ông đã tập trung lại những nỗ lực của mình về việc chấm dứt nghèo đói và ngăn chặn chiến tranh Việt Nam.

Mục sư King bị ám sát vào ngày 4/04/1968, tại Memphis, tiểu bang Tennessee. Ông được truy tặng Huân chương Tự do của Tổng thống vào năm 1977 và Huy chương vàng của Quốc hội vào năm 2004; Ngày Martin Luther King, Jr đã được thành lập như là một mgày nghỉ lễ liên bang Hoa Kỳ vào năm 1986. (Theo en.wikipedia.org, "Martin Luther King, Jr.").

23_ Bil'in (Tiếng Ả Rập: بلعين) : là một ngôi làng Palestine nằm ở Ramallah và al-Bireh Governorate, 12 km (7,5 dặm) về phía tây của thành phố Ramallah trong khu trung tâm Bờ Tây . Theo Văn phòng Thống kê Trung ương Palestine, làng Bil'in có dân số 1.800, chủ yếu là người Hồi giáo. Sau khi Chiến tranh Sáu-Ngày năm 1967, Bil'in bị chiếm đóng bởi lực lượng Israel. Kể từ khi sự ký kết của Hiệp định tạm thời về Bờ Tây và Dải Gaza vào năm 1995, nó đã được quản lý bởi Cơ quan Quốc gia Palestine. Nó tiếp giáp với tường Bờ Tây Israel và vùng định cư Modi'in Illit của Israel.

Ngôi làng nhỏ, nông nghiệp có tính cách lịch sử, hôm nay phần lớn làng Bil'in hiện đại là một phòng ngủ ngoại ô gần Ramallah, những trụ sở của Chính quyền Palestine. Bil'in được coi là một thành trì tư tưởng của Fatah, và nhiều nhân viên của Chính quyền Palestine cư trú ở đó. (Theo en.wikipedia.org, "Bil'in").

Phụ Chú:

Các nhà hoạt động Ai Cập đã phân phối 26-trang "Hướng dẫn Làm thế nào để Chống lại Cảnh sát chống Bạo động" như là một tiêu chuẩn cơ bản để tự bảo vệ những người xuống đường, cũng như phương cách tập hợp, lấn chiếm, và liên lạc. Sau đây là một số trang được rút ra:



Làm thế nào để Chống lại bằng một cách Khôn ngoan
------------------------------------------------------------
Thông tin quan trọng và những chiến thuật
------------------------------------------------------------
Xin vui lòng phân phối CHỈ qua ấn bản mạng thư (e-mail), và bản in máy!
Twitter và facebook đang bị theo dõi. Hãy cẩn thận đừng để rơi vào tay của cảnh sát hay an ninh nhà nước.



Những Nhu cầu của Người dân Ai Cập
1. Sự sụp đổ của chế độ Hosni Mubarak và những Bộ trưởng của ông ta.
2. Sự chấm dứt của Luật Khẩn cấp (để đối phó với tình thế).
3. Tự do.
4. Công bằng.
5. Sự hình thành của một chính phủ mới, không quân sự, với lợi ích của người dân Ai Cập yêu nước.
6. Sự quản lý tinh tế cho tất cả các nguồn lực Ai Cập.




Những Mục tiêu Chiến lược của sự Bất tuân Dân sự

1. Chiếm lấy những tòa nhà quan trọng của chính phủ.
2. Cố gắng giành chiến thắng trên các thành viên của chính sách và quân đội về phía bên người dân.
3. Bảo vệ anh chị em của chúng ta trong cuộc cách mạng.




Những Bước để Thực hiện Kế hoạch
1. Hãy tập hợp với những bạn bè và hàng xóm của bạn ở các đường phố xa nơi những lực lượng an ninh trú đống.
2. Hãy hô những khẩu hiệu nhân danh Ai Cập và tự do của người dân (những khẩu hiệu xác thực).
3. Hãy khuyến khích những cư dân khác tham gia (một lần nữa, bằng ngôn ngữ rõ ràng).
4. Hãy ra ngoài các đường phố chính trong những nhóm rất lớn để hình thành sự tập hợp lớn nhất như có thể.
5. Hãy đi về hướng những tòa nhà quan trọng của chính phủ -- trong khi hô to những khẩu hiệu xác thực -- nhằm chiếm lấy chúng.




Quần áo và những Phụ kiện Cần thiết (theo thứ tự từ phía trên phải sang trái)

1. Kiếng bảo vệ mắt (có thể mua ở bất kỳ nơi cửa hàng kim loại hoặc sơn).
2. Khăn choàng cổ để bảo vệ miệng và phổi từ hơi cay.
3. Một bông hồng để chúng ta bày tỏ rằng chúng ta có thể hành động như chúng ta phải làm và tham gia cùng nhau trong cách hòa bình nhất như có thể.
4. Bình xịt sơn để nếu các nhà cầm quyền tấn công chúng ta, chúng ta có thể xịt sơn kính che mặt của mũ bảo vệ của họ, và kính chắn gió của xe tải bọc thép, ngăn chặn tầm nhìn và cản trở sự di chuyển của họ.
5. Đôi giày sao cho chạy dễ dàng và di chuyển nhanh chóng.
6. Đôi găng tay cao su dày để bảo vệ bàn tay bạn từ sức nóng của những bình hơi cay.
7. Nắp nồi : bạn có thể sử dụng miếng chắn khi an ninh nhà nước đánh đập bạn hoặc bắn đạn cao su.
8. Áo lạnh hoặc áo khoác bằng da có mũ. Cái nầy giúp che chắn mặt bạn từ hơi cay.

(Thêm vài ý kiến : Nón bảo hiểm hoặc nón công nhân bằng cao su, cũng là một cách tự bảo vệ. Hoặc khăn tay ẩm che mũi miệng chống hơi cay. Cũng đừng quên mang theo túi đeo lưng hay ngang hông với ít thức ăn khô và nước uống, cùng vài dụng cá nhân, cứu cấp khẩn (băng vải, bột thuốc trị nhiễm trùng, v.v.)



Làm thế nào để Sử dụng những Phụ kiện
Miếng chắn và Bình xịt
Hãy Giữ Thế của Bạn, dân Ai Cập !
Chặn cây ma trắc bằng miếng chắn của bạn trong khi bạn xịt vào mặt chúng.


Làm thế nào Sử dụng Thiết bị của Bạn : phần Bổ sung
1. Cách sử dụng khác cho bình xịt sơn : trên những cửa sổ của xe bọc thép và máy thâu hình theo dõi.
2. Bạn cũng có thể nhét chiếc khăn ướt trong ống khói xe.
3. Bạn cũng có thể ném những chai nhựa đầy nước xà phòng dưới lốp xe của những xe bọc thép để làm mất cân bằng và làm tay lái yếu đi.




Một số Loại Người tốt

Cảnh sát và mọi người cùng nhau chống lại sự áp bức!
Ai Cập Muôn Năm!



Làm thế nào để In và Phân phối Thông tin này
1. Xin vui lòng đừng sử dụng facebook, twitter hoặc các trang mạng, vì tất cả đều bị theo dõi.
2. Hãy phân phối bằng mạng thư (e-mail), đường-phố-xuất-bản, hoặc qua điện thoại; đặc biệt nhất là nếu bạn là người quản lý hoặc chủ một cửa hàng hoặc văn phòng.
3. Đừng phản bội lại người dân của đất nước bạn và hãy cẩn thận đừng để thông tin nầy rơi vào tay của bất cứ ai làm việc cho quân đội hoặc cảnh sát.

Thượng Đế hằng, Thượng Đế năng.
Ai Cập Muôn Năm !


Hành Khất


Nguồn: Dân Làm Báo

Read more