WRITE POST TITLE HERE...

WRITE POST DESCRIPTION HERE...

WRITE POST TITLE HERE...

WRITE POST DESCRIPTION HERE...

WRITE POST TITLE HERE...

WRITE POST DESCRIPTION HERE...

WRITE POST TITLE HERE...

WRITE POST DESCRIPTION HERE...

WRITE POST TITLE HERE...

WRITE POST DESCRIPTION HERE...

WRITE POST TITLE HERE...

WRITE POST DESCRIPTION HERE...

WRITE POST TITLE HERE...

WRITE POST DESCRIPTION HERE...

WRITE POST TITLE HERE...

WRITE POST DESCRIPTION HERE...

31 tháng 12, 2011

Gaddafi: lại một cái chết không cần thiết

0

(Hoàng Trường)




Cách mạng Hoa Lài tại Tunisia khởi đầu vào ngày 17/12/2010 và kết thúc vào ngày 14/1/2011, kéo dài 28 ngày với kết quả là nhà độc tài Ben Ali bỏ trốn qua nước láng giềng Saudi Arabia.

Cách mạng tại Ai cập bắt đầu từ ngày 25/1/2011 và kết thúc vào ngày 11/2/2011, kéo dài 17 ngày với kết quả là nhà độc tài Hosni Mubarak từ nhiệm và ở lại Ai Cập.

Hai làn gió cách mạng nói trên đã nhanh chóng thổi qua Libya, bắt đầu với những cuộc biểu tình ôn hoà từ ngày 15/2/2011. Nhưng, những cuộc biểu tình ôn hoà chỉ kéo dài được vài ngày đã nhanh chóng trở thành bạo động, và ngày một khốc liệt hơn để trở thành một cuộc nội chiến đẫm máu. Số người thiệt mạng lên tới trên dưới 50 ngàn người. Sau 8 tháng và 5 ngày, cuộc cách mạng bạo động tại Libya cũng đã kết thúc trong bạo động với việc lực lượng nổi dậy bắt và hạ sát nhà độc tài Muammar Gaddafi vào ngày 20/10/2011.

Ngay từ những ngày đầu của cuộc cách mạng tại Libya, khi thấy mức phẫn nộ của người dân sau hơn 40 năm bị trấn áp và sự ủng hộ của thế giới, hầu hết các nhà phân tích đều tin chế độ độc tài Gaddafi sẽ sụp đổ. Câu hỏi đặt ra là “bao giờ sụp đổ” và “sụp đổ ra sao”? Nhưng điều làm mọi người ngạc nhiên là cách ứng xử mà Gaddafi đã chọn: hoang tưởng, ngoan cố, và tàn bạo.

Trước hết, Libya không phải là nước duy nhất mà gió cách mạng từ Tunisia và Ai cập thổi đến. Thật ra, chiến thắng của nhân dân 2 nước này đã lan ra trên dưói 17 quốc gia ở Bắc Phi và Trung Đông. Tình hình tại 17 nước này đang diễn ra theo hai hướng: Hướng thứ nhất, nhà nước ít nhiều đáp ứng những đòi hỏi của người dân sau khi nổ ra những cuộc biểu tình. Kết quả là những nhà nước này vẫn tồn tại, nhưng phải nới lỏng sự kềm kẹp, tôn trọng một số quyền của người dân và thi hành những cải cách thích ứng; Hướng thứ nhì, nhà nước quyết liệt dùng bạo lực trấn áp dân chúng. Kết quả là những nhà nước đó sụp đổ hoặc gia tăng cường độ đối đầu với dân chúng. Một số lãnh đạo độc tài bị bắt chờ ngày xét xử (*). Tuy kết thúc theo hai khuynh hướng nhưng đều gặp nhau ở một điểm, đó là sự thắng thế của nhân dân trước những chế độ độc tài.

Riêng tại Libya, Gaddafi và các con của ông (tức toàn bộ phận lãnh đạo) đã quá kiêu căng sau 41 năm cai trị không đối thủ, bất chấp những bài học xảy ra chung quanh để nhận ra rằng: trong thế kỷ 21 này, dân chủ là xu thế không thể đảo ngược được. Và sự tất yếu của xu thế đó là các chế độ độc tài phải cáo chung. Cả gia đình Gaddafi chỉ xem làn sóng nổi dậy của dân chúng là sự “hỗn láo và vô ơn” đối với lãnh đạo. Và từ đó họ chỉ có một chính sách duy nhất là giết chóc một cách tàn bạo bằng đoàn quân ngoại quốc đánh thuê để tạo tối đa sợ hãi trong dân chúng như trong suốt 4 thập niên qua. Vì thế càng ngày Gaddafi càng lún sâu vào tội ác với nhân dân và tự đặt mình vào thế bị dồn đến chân tường.

Đã có câu hỏi được đặt ra là tại sao Gaddafi không bỏ trốn ra nước ngoài, dù rằng ông đã cho gia đình và thân nhân trốn sang các nước lân cận. Phải chăng Gaddafi đã tự biết, với những tội ác khủng khiếp mà ông ta đã gây ra cho dân chúng Libya, với thành tích hỗ trợ các lực lượng khủng bố suốt 4 thập niên và các vụ chủ mưu đặt bom phi cơ và các nơi đông người tại Tây Âu, thế giới ngày nay sẽ chẳng còn quốc gia nào dám cho ông ẩn máu lâu dài. Phải chăng những bài học nhãn tiền từ nhà độc tài Milosevic của Serbia bị xét xử tại Toà Án Hình Sự Quốc Tế, Ben Ali của Tunisia và Mubarak của Ai Cập bị tịch thu tài sản và đem ra xét xử, cũng như số phận của các lãnh tụ Al-Qaida gần đây không còn cho Gaddafi chút hy vọng gì về con đường chạy ra nước ngoài.

Nhưng chính từ thực tế khách quan đó mà các chọn lựa chủ quan của bố con Gaddafi mang đầy tính hoang tưởng và rồ dại. Khi biết không còn con đường trốn ra nước ngoài, lẽ ra ông phải bắt đầu chuẩn bị cho mình một tương lai có thể tiếp tục sống tại quê hương, đó là giảm ngay các biện pháp tàn bạo, chấm dứt các giết chóc, và từng bước đưa đất nước qua chế độ dân chủ đa nguyên như các chính phủ khôn ngoan khác đang làm. Ngược lại, Gaddafi bố và các Gaddafi con chỉ biết ra lệnh bắn, giết, tra tấn.

Nhìn về Việt Nam, người ta tự hỏi liệu những người lãnh đạo đảng Cộng sản VN hiện nay có rút tiả được bài học nào hay không từ cái chết của Gaddafi. Liệu họ có biết kịp thời thức tỉnh, hay chỉ biết dựa vào tay nghề duy nhất là bạo lực như Gaddafi đã làm?

Điều người ta có thể thấy được là, từ những lệnh miệng của ban Tuyên Giáo Trung Ương cho báo chí trong việc đăng tải các tin tức về cuộc nội chiến ở Libya mấy tháng trước đây “để tránh tạo khó khăn trong quan hệ ngoại giao”, cho đến việc Hà Nội phản ứng rất chậm trễ về cái chết của Gaddafi, dù đó là một tin nóng bỏng trên thế giới; cho đến quan điểm rất chung chung và có ý bài xích sự can dự của các nước thuộc khối NATO, được đài Tiếng Nói VN (VOV) đưa ra sau đó. Tất cả thể hiện sự “tiếc thương” của Hà Nội đối với một chế độ cũng mang danh xưng “Xã Hội Chủ Nghĩa” ở Libya.

Những cũng chính bài bản tuyên truyền đó cho thấy sự lo ngại của các lãnh tụ Hà Nội về sự can thiệp của thế giới khi bàn tay của một chế độ dính quá nhiều máu. Hơn thế nữa, từng cá nhân trong giới lãnh đạo thượng tầng và từng quan chức công an cao cấp tại Việt Nam hiện nay chắc chắn đang suy tính cho mình khi nhìn thấy cái chết bầm dập của Gaddafi.

Rõ ràng là việc bỏ trốn ra nước ngoài sau khi chế độ độc tài sụp đổ không còn là một giải pháp trong bối cảnh thế giới hiện nay. Vì vậy, chọn lựa duy nhất là tiếp tục ở lại trong nước. Tuy nhiên, sự an toàn của họ khi ở lại quê hương cũng có điều kiện: đó là mức tội ác của họ đối với nhân dân.

Bản chất bao dung của dân tộc VN và những người đang tranh đấu để dân chủ hóa đất nước bằng con đường đấu tranh bất bạo động, cụ thể như các đảng Thăng Tiến, đảng Việt Tân, đảng Dân Chủ... cũng như hầu hết những nhà đấu tranh độc lập khác đều không chủ trương trả thù. Ngược lại, các tổ chức và cá nhân này đều nhấn mạnh đến việc mở ra cơ hội để cho mọi người có thể đóng góp vào việc xây dựng đất nước Việt Nam hậu cộng sản. Tuy nhiên, đối với những kẻ đã hoặc còn đang tiếp tục gây ra nợ máu với nhân dân thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước pháp luật của đất nước tự do pháp trị sau này. Những phương tiện hiện đại ngày nay đã tạo điều kiện cho nhân dân Việt Nam thu thập kỹ lưỡng hành vi tội phạm dưới nhiều dạng thức (âm thanh, hình ảnh) một cách dễ dàng và nhanh chóng, để thiết lập thành hồ sơ cho mai hậu.

Trong thời gian vừa qua, và đặc biệt là kể từ khi phong trào biểu tình chống đối Trung Cộng xâm lược bùng phát ở trong nước, nhà cầm quyền CSVN đã tung lực lượng công an để gia tăng mức độ đàn áp những người bất đồng chính kiến, và đã gây nên những tội ác kể cả thương vong nơi những người yêu nước. Số lượng những người bị sách nhiễu, đánh đập, bắt cóc, cầm tù ngày một nhiều hơn. Riêng đối với thành phần dân oan bị cướp nhà, chiếm đất thì đã có nhiều vụ tử vong do công an gây nên được ghi nhận với những hình ảnh và chứng cớ rõ ràng. Đây là những tội ác mà trách nhiệm không chỉ ở những kẻ trực tiếp gây ra, mà còn ở chính những người lãnh đạo cao cấp nhất của chế độ, tức là những người ra lệnh.

Hai thập niên vừa qua đã cung cấp nhiều bài học cụ thể và quý giá về sự sụp đổ của những chế độ độc tài. Những người lãnh đạo Đảng CSVN cần phải hiểu là họ không thể cưỡng lại trào lưu dân chủ trên thế giới. Tất cả các chế độ độc tài sớm muộn gì cũng sẽ sụp đổ. Dân chủ chắc chắn sẽ đến với Việt Nam trong một ngày rất gần và chế độ cộng sản sẽ chấm dứt. Nhưng chấm dứt như thế nào tùy thuộc rất nhiều vào sự lựa chọn của từng cá nhân trong guồng máy cai trị hiện nay.

Gaddafi đã lựa chọn trong kiêu căng, hoang tưởng và tàn bạo, để sau cùng dẫn đến thêm một cái chết không cần thiết!

Hoàng Trường

(*) Bản đồ cuộc cách mạng Hoa Lài ở Bắc Phi: http://en.wikipedia.org/wiki/Arab_Spring


Nguồn: Tin Tức Hàng Ngày - Online

Read more

22 tháng 12, 2011

Công khai là nguyên tắc an toàn của tôi

0

(Mẹ Nấm)


Còn nhớ cuối năm 2006, khi mới tập tành làm blog Yahoo 360 để viết nhật ký cho bạn Nấm, lúc chọn nickname Mẹ Nấm, tôi đã khai báo toàn bộ thông tin thật của mình trên đó. Năm 2007, lúc cả làng Y360 lao xao và bắt đầu làm quen với khái niệm CAM (quýt - bưởi), đã có rất nhiều người thay đổi thông tin thật đã khai báo trên mạng.

Năm 2008 - 2009, sau một loạt sự kiện tại Thái Hà cùng với một số bài viết của mình, nhiều người đã khuyên tôi nên thay đổi những thông tin như họ tên, tuổi tác, nghề nghiệp trên blog. Nhưng tôi không làm. Tôi có nói với bạn mình: "Việc công khai danh tính của mình, khiến mình có trách nhiệm và có thể chịu trách nhiệm về những gì mình viết, mình chia sẻ với cộng đồng".

Khi tôi bị bắt, an ninh có hỏi tôi về chuyện viết blog và chia sẻ thông tin. Tôi nhớ mình có trả lời rằng: "Tôi nghĩ, mình không có gì sai khi công khai chia sẻ quan điểm trên mạng như vậy. Những gì tôi nói, tôi sẵn sàng chịu trách nhiệm về nó."

Những lần "được" mời trà đầu tiên, tôi có kể lại trong những entry bên blog Multiply của mình với tiêu đề "CHUYỆN HẬU CUNG". Còn nhớ trong đó, tôi đã gọi các anh là "tử thần thực tử", và các anh rất không vui về chuyện này. Sau này đã có anh đọc hẳn một quyển Harry Potter để tìm hiểu xem, cụm từ tôi ví von có ý nghĩa gì.Có anh đã hỏi: - "Tại sao phải viết những chuyện đó lên blog?"

Tôi trả lời: - "Bởi vì tôi tin mình không có gì sai cả, anh có quan điểm của anh, tôi có quan điểm của tôi. Những gì tôi tường thuật lại với thái độ nhẹ nhàng là để mọi người biết rằng, tôi - và các anh suy nghĩ như thế nào."

Phải nói rằng, ngoại trừ những lần đầu làm việc với lực lượng an ninh có những cán bộ lớn tuổi luôn to tiếng, cáu gắt và nạt nộ bất chấp việc lắng nghe ý kiến của tôi, thì phần còn lại những người khác cư xử tử tế , bình đẳng với tôi khi làm việc. Tất cả những việc này đều được viết công khai, tôi không nói xấu an ninh, và hy vọng an ninh cũng làm tương tự với tôi như vậy.

Tuy nhiên, đôi lúc đời không như là mơ, trước mặt mình mấy ảnh khác, mà sau lưng mình lại rất khác là chuyện bình thường. Tên tôi xuất hiện như một ví dụ điển hình của diễn biến hòa bình vì Hoàng Sa - Trường Sa, lại có anh an ninh mẫn cán đến tận nhà một cô dân oan nói rằng cô này cứ tiếp tục khiếu kiện đi, cô ấy đi đúng hướng rồi, cơ quan an ninh điều tra sẽ xem xét giải quyết cho gia đình cô ấy, đừng có gặp gỡ tôi, vì tôi là đảng viên của đảng Việt Tân...."

Tôi đã trao đổi thắng thắn với các anh tất cả những việc mà mình phải nghe. Thậm chí trong một lần cafe trước khi tham dự "Sự kiện truyền thông Công giáo" tại Dòng Chúa Cứu Thế ở Sài Gòn, tôi đã thông báo rằng nếu vẫn có người mang danh công an, tiếp tục lợi dụng chức vụ và quyền hạn của mình để đi phao tin tôi là đảng viên của đảng này, đảng kia bên ngoài, thì tôi sẽ gửi đơn khiếu nại (khiến kiện) đến ông giám đốc công an tỉnh Khánh Hòa bởi những lần trước tôi không có bằng chứng, còn lần này đã có người đứng ra làm nhân chứng cho tôi.

Có lẽ, đây là lần duy nhất tôi bày tỏ sự bực bội vì bị nói xấu bởi những người thừa hành pháp luật là đó.

Tôi nghĩ, công khai và minh bạch thông tin cũng như nội dung các buổi làm việc, để tránh khỏi những cái mũ chụp cho mình từ hai phía, như tôi đã từng bị. Thiết nghĩ đó là việc nên làm, nếu bạn có nhu cầu chia sẻ kinh nghiệm và suy nghĩ của bản thân mình với cộng đồng mạng.

Khi bạn công khai mình là ai, người nghe bạn nói - đọc bạn viết, họ sẽ cảm thấy mình được tôn trọng và có niềm tin hơn. 

Khi bạn công khai những chuyện rắc rối mình gặp phải, nhiều người sẽ nhận được bài học "bất thường" từ những phản ứng bình thường trong xã hội.

Khi bạn công khai - người ta có muốn chơi xấu bạn thì họ cũng phải dè chừng.Tôi nhớ mình đã đọc trong rất nhiều quyển sách rằng: bóng tối luôn sợ ánh sáng, bưng bít luôn sợ minh bạch, và độc tài thì sợ công khai.

Đừng để những người nấp trong bóng tối có thể vu vạ cho bạn theo kiểu họ vẫn làm.
Không nên thỏa hiệp với họ bằng những biên bản không tiết lộ nội dung làm việc, bởi nếu bạn là nhân chứng trong một vụ án hay nghi án nào đó thì đây mới là chuyện cần thiết. Đằng này họ ép bạn phải im lặng thỏa hiệp với những gì họ đã đối xử với bạn chỉ vì bạn dám nghĩ, dám làm.

Đây là thời đại truyền thông với sự hỗ trợ của các hình thức truyền tin hiệu quả và nhanh nhất, vì vậy hãy để những người khác biết và chia sẻ với những gì bạn đã phải trải qua. Điều này sẽ làm bạn bớt sợ hãi và không thấy cô đơn.Nếu đã vượt qua được một lần sợ hãi, để dám nghĩ, rồi dám nói, thì cũng nên để nhiều người khác biết đến sự thật mà mỗi cá nhân đã trải qua phải không bạn tôi?

Công khai là nguyên tắc an toàn duy nhất của tôi cho đến lúc này.

Việc bạn nói và chọn thái độ khi nói, nó sẽ bảo vệ bạn khỏi những cái bẫy được giăng ra, tôi nghĩ vậy!

22/09/2011 
Mẹ Nấm

P/s: Lúc gõ xong những dòng này, thì có vài em sinh viên trường Cao đẳng Văn hóa - Nghệ thuật - Du lịch Nha Trang cho hay rằng trong những tiết học chính trị gần đây, giảng viên của các em đã "răn đe" các em nên tỉnh táo ở thời đại công nghệ thông tin này rằng: "Thế hệ sinh viên trẻ rất dễ bị lợi dung, như blogger mẹ Nấm đã từng là sinh viên, bị các thế lực nước ngoài lôi kéo, gửi tiền về để dụ dỗ thực hiện mưu đồ của chúng...".  

Nực cười. 

Nhà tôi không xa trường học này mấy, có lẽ sẽ tìm vị giảng viên này mời cafe để nghe vị ấy thuyết giảng xem sao.


Nguồn: Blog Mẹ Nấm 

Read more

Tháng Sáu Dậy Mà Đi và những bài học quí giá

0

(Vũ Thạch)

Có lẽ sẽ chẳng người Việt nào lấy làm ngạc nhiên nếu sử sách sau này gọi ngày 5 tháng 6 năm 2011 là mốc điểm khởi đầu của thời đại Sức Mạnh Nhân Dân tại Việt Nam. Tuy nhiên, từ điểm khởi đầu hệ trọng đó đến ngày Nhân Dân thực sự làm chủ đất nước và bảo vệ được đất nước một cách hữu hiệu vẫn còn là một khoảng thời gian khó khăn; đòi hỏi người Việt chúng ta liên tục học hỏi từ các kinh nghiệm của tuần trước, tháng trước để đẩy nhanh hơn các nỗ lực trong tương lai. Loại kinh nghiệm này không thể thu thập hoàn toàn từ các dân tộc khác.


Thật vậy, lý thuyết và các qui luật Đấu Tranh Bất Bạo Động đều giống nhau trong hầu hết mọi trường hợp đã thấy trong thế kỷ 20 và 21. Tuy nhiên, các kinh nghiệm thực hiện của mỗi dân tộc vẫn có nhiều điểm khác biệt. Chính vì vậy mà mỗi dân tộc phải tự rút kinh nghiệm cho chính mình và từ đó tính toán đường đi của dân tộc mình.

Sau đây là một vài bài học kinh nghiệm, tổng hợp từ những gì đã xảy ra trong các cuộc xuống đường tháng 6/2011:

1. Thành phần cò mồi của Thành Đoàn
Đây là những người được nhà cầm quyền đưa vào để chuyển hướng đi cũng như chuyển nội dung của đoàn biểu tình. Các dấu hiệu để nhận dạng:

(1) họ không dám đi lẻ mà thường kéo từng nhóm khoảng 10 người;
(2) thay vì phản đối Trung Quốc họ ca các bài hát ca ngợi nhà nước và lãnh đạo;
(3) họ cố hô những câu ngược với ý muốn của đoàn biểu tình;
(4) họ cố kéo mọi người đi liên tục chứ không ngừng lại, vì ngừng lại sẽ gia tăng cơ hội tích tụ đông người hơn.

Đối với loại cò mồi này, đoàn biểu tình chỉ cần biết trước các dấu hiệu để nhận dạng họ và không làm theo ý họ là đủ. Nếu sau khi kéo đoàn biểu tình đi hướng khác không được, họ lại quay trở lại đi theo đoàn biểu tình thì điều đó giúp kiểm chứng thêm nữa vai trò của họ. Chúng ta rất nên chụp hình những thành phần này và quảng bá để nhiều người cùng biết. Việc quảng bá này sẽ giúp giảm bớt những trò cò mồi trong các cuộc biểu tình kế tiếp vì họ biết thủ thuật ấy đã lộ và không hiệu quả.

2. Đối phó với “bắt nóng” khi đang biểu tình
Khi công an chìm xé lẻ một vài người biểu tình ra để “làm việc” riêng, đoàn biểu tình chúng ta không nên đi tiếp, nhưng gấp rút bao vây càng nhiều vòng càng tốt; chụp hình tới tấp các công an chìm này, và la to các câu “tụi này giả dạng công an, đè tụi nó xuống đi”, “tụi này côn đồ, đầu gấu đó, đè nó xuống trước đã”,....


Lại còn có thủ thuật cả công an nổi lẫn chìm cùng tri hô “cướp giật, móc túi,...” rồi xách người biểu tình đem đi. Hiện nay đoàn biểu tình chúng ta chỉ đứng thụ động nhìn những cảnh này. Theo kinh nghiệm từ các dân tộc khác thì đoàn biểu tình cần gấp rút bao vây nhiều tầng các công an đang bắt người phi pháp đó, chụp hình tới tấp, và la chung những câu như: “Công an nhân dân — không hỗn với dân”, “Hèn với giặc — Ác với dân”,...

Các hình ảnh công an bạo hành cần được đưa ngay lên Internet và thường xuyên cập nhật.

Đặc biệt, để giúp cho các cuộc biểu tình sau, cần phóng rõ ra các khuôn mặt công an chìm và tập hợp vào một vài trang giấy dễ in ra để người biểu tình cầm theo.


3. Đối phó với những công an quay phim, chụp hình.

Đây là thành phần nguy hiểm và đóng vai trò hệ trọng trong biện pháp trấn áp của nhà cầm quyền. Công an dùng việc quay phim, chụp hình vừa để hù dọa người biểu tình tại chỗ vừa để tiến hành việc “bắt nguội” sau đó.

Đoàn biểu tình cần đặc biệt quan tâm chụp hình và quảng bá mặt mũi những người này như một loại công an chìm ác ôn.

Và giữa chỗ đông người, việc nhiều người lỡ vấp té vào những tên quay phim chụp hình, lỡ làm đổ nước lên máy móc, lỡ đạp lên phim ảnh của họ,... đều là những điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, đoàn biểu tình sẽ không có hành vi bạo động nào đối với các tên này để tránh lọt bẫy công an.

4. Tạo cơ hội cho những công an bức xúc bày tỏ suy nghĩ

Từ kinh nghiệm của nhiều dân tộc khác, tiếng nói của những người bên trong guồng máy trấn áp có ảnh hưởng lớn nhất đối với các thành viên khác của guồng máy đó. Trong các cuộc biểu tình vừa qua, chính chúng ta đã thấy một số công an biểu hiện thái độ khổ tâm vì phải làm điều trái với lương tâm, phải làm điều mà chính họ biết là sai trái.

Đây là những người mà đoàn biểu tình cần giúp để họ bộc phát ra những bức xúc của mình. Có thể thâu âm thanh hoặc ghi lại phát biểu của họ mà không cần phải lộ tên, lộ mặt. Khi chúng ta quảng bá các phát biểu này, những bạn bè công an thân nhất của họ sẽ biết họ là ai mà mức rủi ro vẫn thấp.

Đây là cách vừa giảm bớt mức độ hung hãn của công an nói chung vừa góp phần thu nhỏ dần thành phần công an ác ôn.

5. Đối phó với quan chức được chỉ định ra khuyên nhủ.

Trước hết, đoàn biểu tình cần thấy rõ đây là những người sẵn sàng nói dối, nói ngược với lương tâm chỉ để tiếp tục nhận lợi lộc từ tay nhà cầm quyền. Lời nói của họ, do đó, không có giá trị gì và ngược lại, nỗ lực thuyết phục họ cũng vô ích.

Tuy nhiên, đoàn biểu tình rất nên tận dụng cơ hội này để dừng lại một thời gian ngắn. Việc dừng lại vừa để dưỡng chân, lấy sức vừa để tụ tập thêm số đông.

Đoàn biểu tình có thể liên tục đấu lý với những người ra khuyên bảo. Mục tiêu không phải để thuyết phục họ nhưng để nâng cao tinh thần đoàn biểu tình, để mọi người cùng thấy rõ việc mình làm là quá đúng. Nhưng đoàn biểu tình cũng có thể hát lớn hoặc hô các khẩu hiệu chung mà không cần đếm xỉa gì đến những kẻ ra khuyên nhủ.

Và sau cùng, khi mục tiêu tích tụ thêm người và dưỡng chân đã đạt thì đoàn biểu tình kéo nhau đi tiếp, bỏ các quan chức đó lại phía sau. Chính việc đoàn biểu tình đứng lên bỏ đi sẽ góp phần đánh thức giây thần kinh xấu hổ của các quan chức đó nếu còn đánh thức được.

6. Những người nổi tiếng được công chúng thương quí.

Sự có mặt của các bloggers, trí thức, văn nghệ sĩ,... được nhiều người biết đến đã và đang góp phần mở rộng đoàn biểu tình đến nhiều thành phần khác nhau của dân tộc. Đây không còn chỉ là cuộc biểu tình của thanh niên sinh viên. Chính vì vậy mà sự có mặt của các vị này tại các cuộc biểu tình là mối bực mình lẫn lo âu cho công an. Các vị này có thể giúp cho đoàn biểu tình bằng cách:

(1) Đi xa khoảng 1 tuần hoặc vài ngày trước thời điểm biểu tình và đến đúng lúc mới xuất hiện tại hiện trường; hoặc
(2) Nếu biết chắc công an sẽ ngăn cản bằng mọi giá không cho đến nơi biểu tình, các vị này vẫn có thể đóng góp bằng cách cố gắng thu hút càng nhiều công an về phía họ càng tốt để chia mỏng bớt số công an được phân công trấn áp đoàn biểu tình. Cụ thể như cứ cho thấy đang chuẩn bị rời khỏi nhà để công an phải đặt thêm các ca canh gác ngày đêm. Và nếu có thể ra khỏi nhà thì kéo thêm một vài vị cùng hoàn cảnh tụ tập ở một nơi xa đoàn biểu tình để nhiều công an phải đi theo rình rập ở địa điểm đó.

7. Đối phó với bắt nguội.

Đây là những trường hợp công an, ban giám hiệu trường, ban giám đốc công ty,... gọi lên xách nhiễu, hăm dọa.

Chúng ta cần giải thích và khuyến khích những ai đang bị xách nhiễu chỉ vì đã tham gia biểu tình hãy lên tiếng. Đừng chịu đựng trong im lặng. Hãy viết và gởi cho các cơ quan truyền thông bên ngoài Việt Nam hoặc gởi cho một blogger nào đó và nhờ họ quảng bá. Lý do cần cho công luận biết là vì:

(1) Công an khó có thể trả thù tiếp khi đông người cùng lên tiếng;
(2) Các nạn nhân bị bắt nguội cần nói ra để tìm được sự hỗ trợ tinh thần của quần 
chúng và những người cùng hoàn cảnh để cùng xác quyết với nhau điều chúng ta làm là đúng. Những kẻ ngăn chận lòng yêu nước mới là sai.
(3) Chứng tỏ cho công an thấy đòn xách nhiễu đó đã mất tác dụng. Chỉ khi đông người cùng lên tiếng, họ mới không dùng nữa, và
(4) Chỉ khi đông người lên tiếng, hình ảnh “sợ dân hơn sợ giặc” của giới lãnh đạo mới được tô đậm và làm công chúng sôi sục. Chính sự sôi sục này buộc giới lãnh đạo phải hạ lệnh cho công an thôi trò bắt nguội vì sợ lòng uất ức của dân tràn bờ.

8. Đơn giản hóa các cuộc biểu tình.

Một cuộc biểu tình càng dễ thực hiện thì xác suất nó được lập lại nhiều lần và ở nhiều nơi càng cao. Chúng ta cần nhiều sáng kiến trong mọi khâu để việc thực hiện càng đơn giản càng tốt.

Cụ thể như không cần phải tụ tập trước sứ quán hay lãnh sự quán Trung Quốc nữa. Dĩ nhiên trong lần đầu, việc chọn 2 địa điểm này rất có ý nghĩa. Tuy nhiên, nếu cứ tiếp tục gom tụ về 2 địa điểm tương đối nhỏ như vậy, công an có lợi thế tập trung lực lượng trấn áp thay vì phải trải mỏng theo nhiều đường phố. Họ cũng có thêm lý cớ bảo vệ ngoại giao đoàn để giải tán biểu tình.

Mọi địa điểm miễn sao thuận lợi cho việc di chuyển, tập trung người biểu tình cùng lúc tạo nhiều khó khăn cho lực lượng trấn áp thì đều có thể là địa điểm tốt để biểu tình.

9. Cuộc biểu tình cần lan ra các tỉnh.

Một khi không cần phải có sứ quán hay lãnh sự quán Trung Quốc nữa và các phương tiện thực hiện biểu tình đều đơn giản, việc lan truyền phong trào biểu tình yêu nước ra các tỉnh là việc rất cần làm.

Nếu lan ra được các tỉnh, đó sẽ là một bước tiến triển lớn. Tinh thần yêu nước và tự tin trên toàn quốc sẽ lên một tầng cao mới. Thậm chí có thể phân công để tuần nào cũng có nơi lên tiếng trên đất nước Việt Nam mà không địa phương nào phải đuối sức vì biểu tình liên tục.

Chúng ta có thể tiếp tục dùng các mạng xã hội như Facebook để trưng cầu dân ý các thành viên ở mỗi tỉnh. Tỉnh nào có đủ số người ghi danh thì tiến hành biểu tình. Con số bao nhiêu là đủ sẽ tùy thuộc vào ý kiến chung.

10. Mức độ thường xuyên biểu tình

Hiện nay, chúng ta chỉ mới có 2 nơi có thể biểu tình là Sài Gòn và Hà Nội. Với thực tế đó, nên biểu tình ở mức nào thì vừa. Dĩ nhiên không ai muốn cứ Trung Quốc làm gì xúc phạm đến Việt Nam rồi người Việt mới phùng lên biểu tình, sau đó ai về nhà nấy cho tới khi có vụ xúc phạm khác. Loại biểu tình đó chẳng đem lại tác dụng gì đáng kể.

Ngược lại, có ý kiến cho rằng phải biểu tình hàng tuần và xem đó như cơ hội tập luyện của quần chúng. Nhiều người không đồng ý, vì ít người có hoàn cảnh để đi biểu tình hàng tuần. Và nếu số người biểu tình cứ ít dần đi như đang thấy, hiện tượng này sẽ ảnh hưởng lên tinh thần chung.

Quả thật, khó mà biết mức độ thường xuyên nào là đúng nhất. Tuy nhiên, nếu xét từ chủ đích muốn biến các cuộc biểu tình thành cơ hội tập luyện, chúng ta thấy sau mỗi cuộc biểu tình mọi người rất cần thời gian rút kinh nghiệm, bàn thảo cách đối phó, và quảng bá các giải pháp mới rộng rãi đến những người muốn đi biểu tình lần tới. Chỉ khi liên tục học hỏi và cải tiến như vậy, chúng ta mới có thể gọi đây là cơ hội tập luyện. Và thời gian tối thiểu để làm khâu cải tiến đó phải mất vài tuần lễ.

Do đó, với tình hình thực tế của giai đoạn khởi đầu này có lẽ chu kỳ biểu tình hàng tháng thích hợp nhất.

****

Trên đây là một số tổng hợp ý kiến của nhiều người và nhận định tóm tắt trong phạm vi kiến thức hạn hẹp của tác giả. Hiển nhiên còn nhiều bài học kinh nghiệm khác nữa cần trao đổi và quảng bá giữa những người muốn đóng góp cho tương lai đất nước. Chúng tôi ước mong được đón nhận các bài học kinh nghiệm khác nữa, để một khi tổng hợp sẽ trở thành vốn liếng chung của dân tộc chúng ta trên con đường bảo vệ quê hương. Mọi sáng kiến, góp ý, phê bình xin gởi về vuthach.dtbbd@gmail.com

Vũ Thạch 

Nguồn: Diễn Đàn CTM 

Read more

21 tháng 12, 2011

Thanh niên yêu nước Sài Gòn sáng tạo biểu tình thầm lặng trong mưa

0

(Dân Làm Báo)


Các bạn ấy đã hòa nhập với hơn 7000 người trong lần xuống đường yêu nước lần thứ nhất. Các bạn ấy đã có những buổi biểu tình ngồi thầm lặng vào những chiều chủ nhật sau đó. Chiều hôm nay, Chủ nhật 18 tháng 9, 2011 khi thành phố còn đang đắm chìm trong cơn mưa sa của hiểm họa bành trướng Bắc triều, các bạn ấy đã xuống đường biểu tình thầm lặng trong cơn mưa. Lúc ấy là 5 giờ chiều.

Yêu nước là một nghĩa vụ, nhưng thể hiện lòng yêu nước bây giờ là một thử thách gian nan. Khi ngọn lửa yêu nước bị trấn áp bởi bão dữ thì một que diêm thắp lên trong đêm tối đã trở thành một khát vọng. Với khát vọng ấy, những người thành niên yêu nước Sài Gòn đã "dậy mà đi". Dậy mà đi cho khát vọng yêu nước của chính họ. Đoàn của họ chỉ 15 người. 15 trái tim Việt Nam giữa cơn mưa mùa thu Sài Gòn.

chuẩn bị xuất phát
Sáng tạo, khôn ngoan, không vội vàng, đường còn dài phải bắt đầu bằng những bước nhỏ là châm ngôn của các bạn. Những con đường đã được suy nghĩ và quyết định. Nó phải là những trục đường chính. Những chiếc áo mưa đã được chọn với nhiều màu sắc và trên đó những thông điệp bảo vệ đất nước đã được in sẵn. Những lần trao đổi, trò chuyện, chuẩn bị đã xong.

Khởi hành từ Thanh Đa sang Điện Biên Phủ, con đường mang tên vùng trận địa và chiến thắng hào hùng của lịch sử. Những người lính đã chết trên chiến hào, những hồn thiêng của Tổ Quốc chắc sẽ phải mỉm cười vì những hy sinh của họ đã được khắc ghi bằng sự tiếp nối dũng cảm của ý chí bảo vệ đất nước của thế hệ đàn em.

phát áo mưa cho những người đi đường
Họ băng ngang qua Nguyễn Đình Chiểu, rẽ qua đường Bà Huyện Thanh Quan. Con đường trong mưa như bừng sáng lên bởi những chiếc áo mưa nhiều màu sắc mang tính sáng tạo của họ. Với logo No-U, với hàng chữ "XÓA ĐƯỜNG LƯỠI BÒ, BẢO VỆ TỔ QUỐC" các bạn thanh niên Sài Gòn đội mưa trong giá lạnh để mà yêu nước. Thỉnh thoảng, họ dừng lại và hô vang khẩu hiệu yêu nước. Một số người đi đường theo họ hỏi thăm về ý nghĩa của logo và khẩu hiệu. Có người nhìn họ bằng con mắt thương yêu. Có người nắm tay họ bằng sự xúc động. Có người vỗ vai họ như muốn gửi gắm nhiều điều.

Trời mưa rất lớn, rất lạnh. Nhưng các bạn kể lại rằng ai cũng đốt cháy cảm xúc khi hô thật to các khẩu hiệu bảo vệ Tổ Quốc. Có nhiều bạn đã ướt lệ cùng mưa khi hô lên những lời yêu nước, những lời hô đã bị tự nén kín trong những lần lặng lẽ biểu tình ngồi, khi chung quanh là những chiếc áo màu xanh và những đôi mắt cú. Cùng nhau họ phóng xe, giữa cơn mưa, ở những đoạn đông đúc người và xe cộ, họ hô to cảm xúc của mình trên đường phố Sài Gòn.

Tiếng hô yêu nước sang đến đoạn đường Nguyễn Thị Minh Khai thì ngừng lại. Mọi người thầm lặng di chuyển. Bên kia đường là Lãnh sự quán của kẻ lạ. Có những công an Việt Nam canh gác cho họ an lành trong giấc mộng bá quyền. 

trước nhà thờ Đức Bà
Cuối cùng, 15 thanh niên Sài Gòn lặng lẽ dừng lại trước nhà thờ Đức Bà. Tượng Đức Mẹ vẫn còn ướt mưa. 8 giờ 30, trời đã tối. Họ nhìn nhau và lặng lẽ chia tay, lặng lẽ hẹn nhau và ánh mắt gặp nhau trên con đường yêu nước.


Nguồn: Dân Làm Báo 

Read more

16 tháng 12, 2011

Phim tài liệu : giải cứu binh nhì Tiến Nam

0


Trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc diễn ra vào sáng chủ nhật, 03/07, khi đoàn biểu tình tuần hành qua Nhà Hát Lớn thì bất ngờ xảy ra sự kiện CA bắt người vô cớ. Người gặp nạn là bạn Nguyễn Tiến Nam. Ngay khi được thông báo có người bị bắt, đoàn biểu tình lập tức quay trở lại, đồng thời vây kín trụ sở CA nhằm áp lực phải thả người yêu nước.





Nguồn: Youtube

Read more

12 tháng 12, 2011

Không thể sử dụng bạo lực (Iris Vinh Hayes)

0

Có không ít người vẫn đặt niềm tin vào sức mạnh bạo lực trong cách mạng để thay đổi xã hội. Và như Huỳnh Thục Vy đã nhận xét, “dường như khi nói đến cách mạng chúng ta luôn liên tưởng ngay đến bạo lực. Những ai từng ngồi trong nhà trường xã hội chủ nghĩa đều thấm nhuần quan điểm rằng: bạo lực cách mạng là điều kiện tiên quyết và không thể thiếu của việc giành chính quyền. (Cách mạng: bạo động hay bất bạo động - Hoàng Thục Vy) Cô cũng đã viết, “chỉ nhằm trình bày quan điểm và những ưu tư của cá nhân tôi. Chúng tôi – thế hệ 8x, vẫn còn quá trẻ để có một tầm nhìn mang tính chiến lược về con đường dân chủ hóa Việt Nam. Thế nên, chúng tôi trông cậy rất nhiều vào những bậc trưởng thượng – những người sẽ vạch ra con đường và dẫn dắt chúng tôi, để từ đó chúng tôi có cơ hội đóng góp sức mình cho đất nước và biết được mình sẽ phải làm những gì. Bởi nếu những người đi trước nhầm đường thì cả dân tộc sẽ khốn đốn và những người trẻ chúng tôi sẽ gặp thảm họa.” Những ưu tư này của cô cần phải được hồi đáp với tất cả sự trân trọng và thận trọng. (Ai dám nói tuổi trẻ Việt Nam thiếu trí tuệ? Ai dám nói tuổi trẻ Việt Nam thờ ơ trước vận nước? Tuyệt vời quá đứa em thuộc thế hệ 8x!).

Không dám nhận mình là bậc trưởng thượng, nhưng là một người thuộc thế hệ trước thế hệ 8x khá xa, tôi muốn nói với Huỳnh Thục Vy và tất những đứa em thân thương của tôi thuộc lớp người trẻ rằng: ĐỪNG TIN VÀO SỨC MẠNH CỦA BẠO LỰC!  Họ đã hoàn toàn sai khi cho rằng “bạo lực cách mạng là điều kiện tiên quyết và không thể thiếu của việc giành chính quyền.” Đó chỉ là kinh nghiệm của quá khứ. Sự vận hành của thế giới ngày hôm nay đã khác xa ngày trước. Sự thay đổi đó đã mở ra cơ hội để cho chúng ta có được sự lựa chọn khác. Nhân dân có thể giành được chính quyền từ tay bọn độc tài chuyên chế mà không cần sử dụng đến bạo lực. Thêm vào đó, họ cũng đã từng hoàn toàn sai khi chọn con đường bạo lực để giành chính quyền. Tại sao sai? Nếu họ đúng thì chúng ta không nói đến chuyện xuống đường làm cách mạng ngày hôm nay, có đúng thế không? Họ sai là vì mục tiêu đích thực của cách mạng là để mang đến những thay đổi tốt đẹp hơn cho xã hội, không phải chỉ để giành chính quyền. Và một khi sử dụng bạo lực để giành được chính quyền thì cơ hội để mang đến những thay đổi tốt đẹp hơn sẽ lập tức bốc hơi. Sau khi đã giành được chính quyền bằng bạo lực, máu vẫn tiếp tục chảy, một cùm gông mới nặng hơn lại áp đặt lên đất nước, đêm càng đen hơn và dài hơn trước, thân phận con người càng đáng thương hơn trước. Bạo lực trong cách mạng đã để lại những di sản tồi tệ nếu không muốn nói là kinh hoàng trong tiến trình tìm kiếm hạnh phúc của nhân loại. Tồi tệ nhất và kinh hoàng nhất là làn sóng bạo lực do cộng sản gây ra. Ngần ấy bằng chứng chẳng lẽ không đủ để thuyết phục chúng ta ĐỪNG TIN VÀO SỨC MẠNH CỦA BẠO LỰC?


Cho những ai vẫn cảm thấy chưa đủ thuyết phục từ bỏ ý nghĩ sử dụng bạo lực để đối kháng bạo lực, tôi xin trình bày thêm:

• Dùng cái cứng để đối chọi với cái cứng hơn thì nhất định sẽ bị cái cứng hơn nghiền nát. Đây là định luật tự nhiên. Khi đối phương có sức mạnh bạo lực hơn ta ngàn vạn lần, sử dụng bạo lực để đối kháng là một hạ sách nhất định sẽ dẫn tới nhiều tử vong và cuối cùng là thua cuộc. Đó là lý do thứ nhất tại sao không thể sử dụng bạo lực để đối kháng với bạo lực của nhà cầm quyền.

• Dùng sức mạnh bạo lực để đối kháng với một sức mạnh bạo lực mạnh mẽ hơn nhiều nhằm tạo ra kẻ hở rồi nương theo đó giành thắng lợi không phải là không khả thi trong đối kháng chính trị. Nhưng khi bạo lực được vận dụng để “làm cách mạng” (mở rộng và đẩy tới chỗ cực đoan) thì đấu tranh chính trị có nguy cơ biến thành nội chiến, một lỗi lầm mà nhân loại đã có rất nhiều bài học và VN cũng đã từng trải qua. Nội chiến là một cái giá rất đắt phải trả để đạt mục tiêu chính trị, nếu may mắn đạt được. Đó là lý do thứ hai tại sao không thể sử dụng bạo lực để đối kháng với bạo lực của nhà cầm quyền.

• Trong những cuộc biểu tình chống độc tài, nhà cầm quyền luôn luôn chủ động dẫn dụ đám đông xuống đường đi vào chiếc bẫy “bạo động” để biến họ từ danh nghĩa là những “công dân xuống đường đòi quyền sống được hiến pháp bảo vệ” thành ra “đám người cướp bóc/phiến loạn đe doạ trật tự xã hội và an ninh quốc gia” rồi tiến hành “trừng trị thẳng tay theo pháp lý và ý chí của nhà cầm quyền.” Phản kháng bằng bạo lực–dù rằng vì lý do tự vệ trước sự đàn áp mạnh tay của nhà cầm quyền–là tự đưa đầu vào cái bẫy rập của đối phương, là cho họ cơ hội để mạnh tay đàn áp, là cho họ “viên thuốc an thần” để họ không bị mặc cảm tội lỗi khi ra tay tàn sát quần chúng. Đó là lý do thứ ba tại sao không thể sử dụng bạo lực để đối kháng với bạo lực của nhà cầm quyền.

• Bạo lực của nhà cầm quyền có thể gây ra tử vong cho biển người phản kháng bất bạo động, nhưng con số tử vong đó chắc chắn là sẽ ít hơn rất xa so với phương cách phản kháng bạo động. Phía nhà cầm quyền càng sử dụng sức mạnh của bạo lực để đàn áp “biển người phản kháng bất bạo động” bao nhiêu thì sức mạnh và chính nghĩa của quần chúng càng gia tăng bấy nhiêu. Phía nhà cầm quyền càng sử dụng sức mạnh bạo lực để đàn áp “biển người phản kháng bất bạo động” thì tiếng vang của sự kiện càng bay xa và đôi mắt của quần chúng trong nước cũng như của toàn thế giới càng dán chặt vào đó. Con số tử vong của quần chúng phản kháng bất bạo động do phía chính quyền gây ra cho họ càng cao bao nhiêu thì sự phẫn nộ của nhân dân trong nước và sự hỗ trợ của thế giới bên ngoài dành cho quần chúng phản kháng bất bạo động càng cao bấy nhiêu. Có được sự phẫn nộ và đồng tình cao độ của nhân dân trong nước, thì biển người phản kháng càng lúc sẽ càng to. Có được sự hỗ trợ của mọi người trên toàn thế giới thì cuộc cách mạnh càng có cơ hội thành công. Nội ngoại hợp công càng mạnh mẽ bao nhiêu thì thời gian để giành được chính quyền từ tay của bọn độc tài càng rút ngắn bấy nhiêu. Đó là lý do thứ tư tại sao không thể sử dụng bạo lực để đối kháng với bạo lực của nhà cầm quyền.

• Những cuộc cách mạng ít hao tổn xương máu nhất, mở ra và khép lại trong thời gian ngắn nhất, và cho những thành quả lạc quan nhất chính là những cuộc cách mạng bất bạo động. Đây là sự thật, không phải nói theo cảm tính. Đó là lý do thứ năm tại sao không thể sử dụng bạo lực để đối kháng với bạo lực của nhà cầm quyền.

Tôi tin chắc là còn có thể đưa ra thêm nhiều lý do nữa nhưng thiết nghĩ bao nhiêu đó cũng đã quá nhiều để chúng ta ĐỪNG TIN VÀO SỨC MẠNH CỦA BẠO LỰC.

Cái mà quần chúng cần làm trong những cuộc xuống đường là: BIỂN NGƯỜI + BẤT BẠO ĐỘNG + KHÔNG KHOAN NHƯỢNG CÁI XẤU ÁC.  Đây mới chính là một công thức khả thi và cho nhiều cơ hội. Đây mới chính là phương án đấu tranh để tạo ra sự thay đổi lớn cho xã hội theo đường hướng có lợi cho đất nước và đồng thời giảm thiểu thiệt hại cho quần chúng tới mức thấp nhất. Nên nhớ rằng: để có thể xây dựng được một quốc gia lý tưởng (là mục tiêu đích thực của cuộc cách mạng) mọi người phải kiên quyết khước từ sử dụng bạo lực ngay từ giờ phút đầu của cuộc cách mạng. Phương án BIỂN NGƯỜI + BẤT BẠO ĐỘNG + KHÔNG KHOAN NHƯỢNG CÁI XẤU ÁC được đề ra không phải là chính trị “lãng mạn” mà là một tính toán “chính lược” (và nếu tinh ý các bạn sẽ thấy tôi đã chọn không sử dụng ngay cả chữ chiến lược cũng vì cái hàm ý chiến tranh và bạo lực chứa đựng trong nó).

Để mở ra một vận hội mới cho đất nước nhằm kiến tạo một quốc gia lý tưởng trên nền tảng tự do & dân chủ & nhân bản thì quần chúng không những phải tin vào sức mạnh của yếu tố NHÂN BẢN mà còn phải thực hành nó với chủ trương BẤT BẠO ĐỘNG ngay từ lúc đầu; không những phải tin vào sức mạnh của yếu tố ĐOÀN KẾT mà còn phải thực hành ĐẠI ĐOÀN KẾT với phương pháp đấu tranh BIỂN NGƯỜI ngay từ lúc đầu; không những phải tin vào yếu tố XÁC LẬP QUYỀN LỰC CỦA NGƯỜI DÂN BẰNG CHÍNH SỨC MẠNH CỦA TOÀN DÂN mà còn phải thực hành nó với ý chí KHÔNG KHOAN NHƯỢNG CÁI XẤU ÁC ngay từ lúc đầu. Nói và làm cần làm phải đi đôi, nhất định phải đi đôi, từ đầu cho đến cuối. Nếu quần chúng không làm được những điều này thì vận hội mới hãy còn rất xa.

Nhân dân cần phẫn nộ, nên phẫn nộ, phải phẫn nộ khi mà GIỚI HẠN CỦA SỰ NHẪN NHỤC ĐÃ BỊ PHÁ VỠ trước thực trạng “mạng sống của dân đã bị coi thua súc vật, tài sản của dân đã bị tước đoạt dễ như lấy đồ trong túi, tôn nghiêm của dân đã bị chà đạp quá đáng.” Phẫn nộ để đứng lên tham gia vào nền chính trị của đất nước một cách tích cực và cụ thể nhằm tái lập một cơ chế điều hành đất nước của dân, do dân và cho dân.

Phẫn nộ để đứng lên tham gia vào nền chính trị của đất nước một cách tích cực và cụ thể nhằm tái lập một xã hội văn minh và thiện đức. Nếu một người không còn biết phẫn nộ trước độc tài chuyên chế, trước tham nhũng lũng đoạn, trước trấn lột cưỡng đoạt, trước dối gian bưng bít, trước gian ngoa xảo quyệt, trước khủng bố bạo hành, trước bất chính bất minh, trước tham lam tráo trở, trước những cái xấu ác thì con người đó coi như chỉ là một xác chết biết đi, một người máy không có cảm tính của nhân loài. Nhưng sự phẫn nộ của quần chúng không có nghĩa là cho phép ai đó lợi dụng và dẫn dắt quần chúng tới chỗ sử dụng bạo lực để đối kháng với bạo lực của nhà cầm quyền, không có nghĩa là quần chúng nên sử dụng bạo lực để đối kháng với bạo lực của nhà cầm quyền, không có nghĩa là sử dụng bạo lực để đối kháng với bạo lực của nhà cầm quyền sẽ cho quần chúng được ưu thế, không có nghĩa là sử dụng bạo lực để đối kháng với bạo lực của nhà cầm quyền sẽ giúp giảm thiểu tử vong của quần chúng.

Nhân dân cần phẫn nộ, nên phẫn nộ, phải phẫn nộ khi mà GIỚI HẠN CỦA SỰ NHẪN NHỤC ĐÃ BỊ PHÁ VỠ trước thực trạng “mạng sống của dân đã bị coi thua súc vật, tài sản của dân đã bị tước đoạt dễ như lấy đồ trong túi, tôn nghiêm của dân đã bị chà đạp quá đáng.”  Phẫn nộ nhưng đừng thù hận và đừng bạo hành. Ngược lại, càng phẫn nộ vì những cái xấu ác đang diễn ra trước mặt thì chúng ta càng phải hiểu rõ chính cái yếu tính bạo lực, chính cái chủ thuyết đầy bạo lực, chính cái cơ chế được xây dựng từ nền tảng của bạo lực là cái gốc đã sản sinh ra những thứ xấu ác đó và vì thế càng phải ra sức triệt hạ cái gốc rễ bạo lực để tái lập một xã hội mới, một quốc gia mới nhân bản hơn, tự do hơn, dân chủ hơn, phồn thịnh hơn, công bằng hơn, ổn định hơn, tốt đẹp hơn.

Càng phẫn nộ vì những cái xấu ác đang diễn ra trước mặt thì chúng ta càng phải thương hơn và cảm thông hơn cho thân phận của con người trên một đất nước mà tất cả mọi người đều trở thành là nạn nhân của một guồng máy cai trị được nặn ra từ bạo lực và tiếp tục vận hành bằng bạo lực. Đảng viên, công nhân viên, quân đội, công an, cảnh sát, thường dân . . . tất cả đều là nạn nhân, đều cần được giải phóng khỏi guồng máy bạo lực.  Đúng, chính là họ đã ra tay đàn áp và chà đạp quần chúng nhưng đồng thời chính họ cũng là nạn nhân bị cầm tù trong cái guồng máy bạo lực mà họ thừa hành mệnh lệnh. Đúng, ĐCSVN đã cai trị quốc gia này và gây ra những hệ lụy tiêu cực lớn lao cho quốc gia này nhưng chính đảng viên của ĐCSVN cũng là nạn nhân bị cầm tù trong chính cái cơ chế mà họ phục vụ.

Toàn dân cần phẫn nộ, nên phẫn nộ, phải phẫn nộ và biến sự phẫn nộ của mình thành hành động. Phẫn nộ nhưng không nên xuẩn động để tự sát xuyên qua con đường bạo lực. Phải hành động để thắng chế độ độc tài chứ không phải xuẩn động để cho họ cơ hội tiêu diệt. Thắng bằng những thứ sức mạnh mà toàn dân có được ngược lại cơ chế độc tài toàn trị hoàn toàn không có và không thể có.

Đúng, Huỳnh Thục Vy đã nói đúng. Nếu những người đi trước nhầm đường thì cả dân tộc sẽ khốn đốn và những đi theo sẽ gặp thảm họa. Vì thế cho nên, 1001 Ghonim của Việt Nam sắp hiện thân lãnh đạo là “những người đi trước” để dẫn đường quần chúng cần phải lắng nghe những ưu tư này và cần phải cân nhắc thận trọng để chọn lựa một phương án hành động. Với tư cách cá nhân, tôi không ngại để tỏ rõ ý kiến của mình:

DỨT KHOÁT KHÔNG THỂ SỬ DỤNG BẠO LỰC.

Iris Vinh Hayes


Nguồn: Đàn Chim Việt

Read more

10 tháng 12, 2011

Bản vẽ cho cuộc cách mạng (Trần Quốc Việt)

0

1. Hãy nghiên cứu kỹ: tức phân tích những trụ ủng hộ ta muốn kéo về phía ta ("những trụ" ở đây có nghĩa là những thể chế và tổ chức rất quan trọng cho sự thay đổi xã hội bằng bất bạo động). 2. Đề ra một viễn kiến rõ ràng cùng với chiến lược cho cuộc đấu tranh -đừng lắng nghe lời khuyên từ nước ngoài. 3. Xây dựng sự đoàn kết trong phong trào - đoàn kết về mục đích, đoàn kết trong nhân dân, và đoàn kết trong tổ chức. 4. Duy trì sự tuân thủ bất bạo động - một hành động bạo động thôi có thể làm mất đi uy tín của cuộc đấu tranh. 5. Luôn luôn ở thế tấn công, hãy chọn những trận đánh ta có thể thắng và chắc chắn ta biết khi nào và làm thế nào công bố chiến thắng.

Vào tháng Mười năm 2000, với lòng khao khát được sống một cuộc sống dân chủ một nhóm sinh viên trường đại học tổng hợp Belgrade đã góp phần lật đổ ách cai trị của nhà độc tài khát máu nhất ở Châu Âu, Slobodan Milosevic. 

Ảnh hưởng lên họ là Gandhi, Martin Luther King, và công trình nghiên cứu của giáo sư đại học Mỹ và bậc thầy về phản kháng bất bạo động, Gene Sharp. Họ áp dụng những chiến thuật đơn giản nhưng hiệu quả: dùng điện thoại di động, khẩu hiệu và sự hài hước đường phố kiểu Monty Phython. Nhưng bí quyết của họ chính là phương pháp: đoàn kết, kế hoạch và tuân thủ bất bạo động. Dùng chiến thuật bộ ba này, họ đã đoàn kết được một nước Serbia vốn chia rẽ về chính trị để cùng nhau hợp tác cho mục tiêu chung. 

Những nhà hoạt động dân chủ huyền thoại này -những người gọi mình là Otpor, tiếng Serbia nghĩa là "phản kháng"- đã qua thời sinh viên và cũng qua thời ngồi trong quán cà phê "châm chọc chính quyền". Hôm nay nhiều người trong số họ thành nghị sĩ; nhiều người khác là bộ trưởng. Nhưng một số người trong nhóm sinh viên ngày xưa ấy tiếp tục lập ra Trung tâm Chiến lược Bất bạo động Ứng dụng, còn thường gọi là Canvas, một tổ chức hướng dẫn các nhà hoạt động dân chủ trên khắp thế giới cách thức lật đổ thành công chế độ độc tài. 

Cuộc cách mạng của lớp trẻ Serbia đã trở thành tiêu chuẩn mẫu mực cho cuộc đấu tranh ôn hoà bất bạo động. Canvas chỉ làm việc với những nhóm không có lịch sử bạo động: chẳng hạn, họ từ chối làm việc với Hamas hay Hizbollah. Nhưng họ coi Georgia, Ukraine và Maldives (nơi họ giúp các nhà bất đồng chính kiến chấm dứt 30 năm cai trị của Maumoon Abdul Gayoom) là những câu chuyện thành công, và làm việc với các nhà hoạt động dân chủ từ gần 50 quốc gia, bao gồm Iran, Zimbabwe, Miến Điện, Venezuela, Belarus và, gần đây, Tunisia và Ai Cập. 

Canvas được điều hành bởi đôi bạn thân nhất từ những ngày Otpor, Srdja Popovic, 38 tuổi, và Slobodan Djinovic, 36 tuổi. Khó có ai nghĩ rằng họ là cặp bài trùng. Popovic là người cao gầy và rụt rè, được đào tạo thành nhà sinh vật học nước ngọt:"Cá mập bơi khi nó ngủ, nếu nó ngừng bơi, nó chết," anh nói."Cá mập chỉ bơi tới. Ta phải làm sao cho các cuộc cách mạng không ngừng tiến lên." 

Djinovic từng là cựu cầu thủ bóng rỗ, điển trai, có bằng thạc sĩ về quan hệ quốc tế ở phân khoa Luật pháp và Ngoại giao Fletcher tại Mỹ, có vẻ tự chủ và tự tin. Anh thành lập công ty cung cấp dịch vụ internet không dây đầu tiên ở Serbia và có thể trở thành trùm Silicon Valley ở Serbia nếu anh muốn, nhưng thay vì thế anh cho phân nửa tiền kiếm được để duy trì Canvas (Nửa kia được các tổ chức phi chính phủ và Liên hiệp Quốc tài trợ.) "Tôi có thể là đại gia cỡ như thế diện côm lê, lui tới các câu lạc bộ như mong muốn của mẹ tôi và vợ, " Djinovic thổ lộ," nhưng tôi không thể như thế. Sau khi nhìn thấy và làm được điều chúng tôi đã làm." 

Giống như đa phần những người thuộc thế hệ Otpor, đôi bạn lớn lên trong thời Tito thanh bình ngày xưa, thời "chủ nghĩa xã hội nhẹ" khi họ mặc quần jean xanh, uống Coca-Cola và có những chuyến du lịch sang Hy Lạp. Khi các cuộc chiến tranh khốc liệt ở Nam Tư bắt đầu vào năm 1991 họ ở vào lứa tuổi 18 và 16, độ tuổi đủ chín chắn để biết họ phải cần loại bỏ Milosevich. Ngày nay, họ muốn đem kiến thức của mình truyền bá ra khắp thế giới. 

Hoài bão này được thực hiện với đội ngũ gồm "bốn người rưỡi", hàng chục giảng viên trên khắp thế giới và một văn phòng ở đường Gandhiova (theo tên Ghandi) ở đô thị Belgrade Mới. Người ngồi trong góc phòng là nhân viên Canvas vừa mới trở về sau chuyến đi đến Tunisia thu thập dữ liệu để nhằm giúp đỡ những nhà lãnh đạo mới trong thời kỳ quá độ sau Ben Ali. Djinovic đi lại trong văn phòng, vừa ăn sandwich vừa nói về việc nhắm vào các trụ yếu trong xã hội để giật sập các chính quyền độc tài. Có người nào đấy đang nói về Mohamed Adel, nhà hoạt động dân chủ Ai Cập thuộc tổ chức Ngày 6 tháng Tư, người đã đến Belgrade để theo học với nhóm Canvas vào năm 2009. Trong phòng có bảng trắng liệt kê những nơi họ đang nhắm đến kế tiếp, và từ đâu đó phát ra trầm lắng tiếng nhạc của băng nhạc Talking Heads. 

Tưởng chừng như ta đang ở trong một quán cà phê ở Seattle chứ không ở trong văn phòng nhộn nhịp của những nhà cách mạng. Tôi hỏi họ làm thế nào họ đã báo tin từ nơi tí tẹo này đến Quảng trường Tahrir? Tại sao những người ở tận Yemen và Algeria đang nói về họ? 

"Khi mọi người nghe tin những người Serbia đến," Popovic cười,"họ muốn gặp chúng tôi, họ muốn biết làm thế nào chúng tôi thành công. Chúng tôi có thể kể họ nghe những gì đã thành công đối với chúng tôi, những gì đã không thành công ở Georgia, những gì đã thành công ở Ukraine. Chúng tôi cảm thấy có trách nhiệm chia sẽ kiến thức của mình." 

Anh nói đùa rằng anh thấy mình như nhân vật Frodo trong tác phẩm Chúa tể của những chiếc nhẫn: "Tôi không đòi là mình phải có chiếc Nhẫn nhưng khi tôi có nó chúng tôi phải giao nó," anh nói đùa với vẻ mặt trang nghiêm. Trong căn hộ của mình ở Belgrade, Popovic có một nơi "thờ phụng" tác giả J. R. R. Tolkien và một chiếc Nhẫn vàng tương tự móc vào sợi dây chuyền - hình tượng của anh về một thế giới dân chủ. Chiếc nhẫn nằm trong ly uống rượu bám đầy bụi dưới tấm bản đồ Middle- earth. " Tolkien có viết một câu rất hay," anh nhắp rakija, loại rượu Serb mạnh được ưa chuộng, và nói." Ngay cả những người nhỏ bé nhất cũng có thể thay đổi thế giới." 

Slobodan Homen, một cựu thành viên Otpor khác mà cuộc đời đã mãi mãi thay đổi sau khi dấn thân vào phong trào, đã rời nhóm và gia nhập chính quyền đương thời dưới sự lãnh đạo của tổng thống Boris Tadic với cương vị thứ trưởng bộ tư pháp. 

các bạn trẻ trong tổ chức Otpor biểu tình "câm" ở Belgrade 
"À, những ngày hạnh phúc tươi sáng của Otpor," Homen cười và uống một hơi Coke Zero. Homen không giống như bất kỳ bộ trưởng nào tôi đã có dịp gặp. Anh đeo bông tai kim cương, áo sơ mi nhàu nát, không cà vạt và hút thuốc Marlboro Lights trong toà nhà công cộng mà ghi rõ ràng "Không hút thuốc" (theo luật, tiền phạt nặng). Đây chính gần như là thái độ "thách thức quyền lực" đã lật đổ Milosevich. 

Vào thời ấy, chính người mẹ khá giả của Homen đã cho Otpor mượn căn hộ của bà ở trung tâm Belgrade khi phong trào thiếu sự tổ chức ban đầu phát triển từ một nhóm nhỏ những người bạn lên đến gần 70.000 người. Luôn bị cảnh sát theo dõi và đánh đập, bọn trẻ Otpor làm việc 12 giờ mỗi ngày, và sống chủ yếu nhờ cà phê và thuốc lá. 

"Mục tiêu chính của chúng tôi," Homen hồi tưởng," là phải chỉ cho dân chúng biết rằng họ có thể thay đổi chế độ. Ban đầu chúng tôi làm cho Milosevich lo sợ. Từ đấy chúng tôi tiến đến lật đổ chế độ." Họ dùng đồng thời một loạt những công cụ tiếp thị tài tình- từ lô gô nắm đấm nổi danh trước đây của Otpor giờ được dùng cho Canvas, những khẩu hiệu độc đáo của họ, những cách quảng cáo mới mẻ tân thời trên ti vi -và đến các chiến thuật đường phố, chẳng hạn vào ngày nhật thực toàn phần họ đặt một kính viễn vọng rất lớn và cho người ta thấy khuôn mặt của Milosevich cùng với khẩu hiệu " Đời y tàn rồi!" 

Homen thú nhận rằng họ không bao giờ thực sự tin họ có thể thành công - nhưng họ đã thành công. "Nhờ thành công nên hôm nay tôi tin rằng trách nhiệm của chúng tôi là phải đi khắp nơi trên thế giới để khích lệ mọi người qua tấm gương của mình," Homen nói. " Nhưng tuỳ thuộc vào chế độ của mỗi nhân dân. Mỗi khu vực đều khác nhau." 

Sau khi tôi rời văn phòng của Homen, tôi đi gặp người thiết kế lô gô nắm đấm. Cũng ngày hôm ấy tôi nhìn thấy trên báo bức hình chụp một người phụ nữ Ai Cập mang nắm đấm Otpo đi quanh Quảng trường Tahrir, và tôi hỏi Duda Petrovich, bây giờ 37 tuổi và cha của hai con, anh cảm tưởng ra sao khi đã tạo ra một hình ảnh mạnh mẽ như thế. 

"Tôi nào có ngờ nó sẽ trở thành quan trọng đến như vậy," anh vừa nói vừa dụi tàn thuốc và đưa tay với lấy điếu khác. "Tôi vẽ nó không phải vì lý tưởng, mà vì tôi yêu cô gái trong nhóm Otpor người đã nhờ tôi vẽ." Không ai dấn thân vào cách mạng vì tiền hay danh vọng. Petrovich đã không đăng ký bản quyền thiết kế nắm đấm của anh, hiện nay hình ảnh ấy đang rao bán trên các trang mạng ở Mỹ, được in trên áo, trên ly tách, áp phích". 

"Tôi làm biếng kiện cáo," anh tâm sự. "Hơn nữa tôi vẽ nó cho các bạn thân nhất của mình. Và bây giờ hình ảnh ấy được dùng để tranh đấu cho tự do. Ai đời lại đi tính tiền chuyện ấy." 

Giống như những người tôi có dịp trò chuyện, Petrovich cho biết Otpor đã thay đổi đời mình." Trước đây ở Serbia mọi thứ đều thê lương u ám. Nào chiến tranh, lạm phát, nào bị trừng phạt," anh nói." Rồi bất ngờ bỗng dưng xuất hiện sinh lực này. Thật là một câu chuyện đẹp. Một câu chuyện của đời mình." 

Tôi cũng nhớ những ngày chiến thắng ấy. Tôi đến phi trường Belgrade vào lúc cao điểm của các cuộc biểu tình và mở điện thoại di động. Hiện lên là tin nhắn về Milosevich -Gotov je -đời y tàn rồi. Tôi bật cười vì tôi biết tin nhắn từ bọn nhóc Otpor. Nửa giờ sau tôi nhận hơn 10 tin nhắn nữa, vẫn cùng nội dung. Gotov je. 

Nhóm trẻ cũng nhận thức rằng họ có thời cơ -thường đánh dấu thời điểm xuất hiện của bất kỳ cuộc cách mạng nào. Thời cơ ấy có thể là giá dầu tăng vọt, thiên tai hay vụ ám sát khiến quần chúng do phẫn nộ mà sát cánh với nhau. Trong trường hợp của họ, Milosevich kêu gọi tổ chức bầu cử. Hàng loạt các cuộc đình công lớn diễn ra sau đó. 

Sau khi họ buộc Milosevich rời bỏ quyền lực, các nhà lãnh đạo Otpor nhận được những lời kêu gọi mong được giúp đỡ từ các nhà hoạt động dân chủ ở nhiều nước khác. Nhưng cuối cùng trong vai trò đảng chính trị Otpor tàn lụi dần, nên Djinovic và Popovic quyết định thành lập Canvas, xem nó như là một tổ chức giáo dục 

Công việc giảng dạy của họ như sau: các nhà hoạt động dân chủ sẽ nghe tiếng Canvas (" Đây là một thế giới nhỏ, thế giới của đấu tranh bất bạo động," một nhân viên nhận xét) và đến Belgrade. Vào năm 2009, Mohamed Adel đang hoạt động với phong trào ngày 6 tháng 4 ở Cairo, nhưng cảm thấy bế tắc. Anh đã xem cuốn băng lậu Đánh Gục Nhà độc tài, một cuốn phim tài liệu thực hiện vào năm 2001 mô tả cuộc đấu tranh của Otpor, liền liên lạc với những người Serbia. Anh theo học vài tuần ở Belgrade vào tháng Tư năm 2009, học xử dụng "biểu đồ quyền lực" (do Djinovic nghĩ ra) để tìm ra điểm yếu trong chính quyền (trong trường hợp Ai Cập, điểm yếu ấy là quân đội), làm thế nào nhắm vào truyền thông và các thể chế khác, và làm thế nào để đối phó lại bằng bất bạo động. 

Khi Adel về lại Cairo, anh mang theo nhiều cuốn phim Đánh Gục Nhà độc tài kèm phụ đề tiếng Ả Rập, cùng nhiều sách giáo khoa Canvas. Rồi anh phổ biến rộng rãi ra. Ngay trước khi Mubarak sụp đổ, truyền đơn mà nội chủ yếu dựa theo những điều giảng dạy của Canvas được in ra ở Cairo, nội dung chính là, như Popovic chỉ ra, " kết thân với cảnh sát và duy trì sự tuân thủ bất bạo động". 

"Gandhi phải mất 30 năm để lật đổ chế độ; chúng tôi mất 10 năm; người Tunisia mất một tháng rưỡi; và người Ai Cập mất 19 ngày," Popovic nói. "Đây quả thật là trận đánh thần tốc của dân chủ." 

Sau đó trong ngày hôm ấy, chúng tôi đến trường đại học tổng hợp Belgrade để thăm quan phân khoa họ đang thiết lập nơi những sinh viên sau đại học có thể theo học để lấy bằng thạc sĩ về môn chiến lược và các phương pháp thay đổi xã hội bằng bất bạo động. Popovic, giáo sư thỉnh giảng ở đấy, đưa tôi đến truờng trong chiếc xe Mercedes màu xanh ngổn ngang đồ đạc mang biển số 007. 

Một chị bạn kể tôi nghe chị mới đây thấy Popovic tại buổi tiệc sinh nhật của một người bạn và suốt buổi tối ở đấy anh cứ ngồi trước ti vi theo dõi các cuộc biểu tình ở Ai Cập với nụ cười nở rộng trên mặt. Anh nói với tôi một khi thành công là thành công thật sự. 

Nhưng đấy là sự chọn lựa nghề nghiệp không bình thường: nhà cách mạng. Lúc bị kẹt trong dòng xe cộ dày dặc thường lệ, tôi hỏi anh tại sao anh đeo đuổi nghề cách mạng ấy, tại sao dành một phần ba của năm lặn lội đến tận những nơi xa xăm để giảng dạy những nhà hoạt động dân chủ. Là người trong gia đình có cha mẹ làm nghề báo, anh từng tâm sự khi lớn lên anh đã muốn đi vòng quanh thế giới để thực hiện những bộ phim về cá. Trái với thường lệ anh trầm tư một lát trong khi suy nghĩ câu trả lời. 

"Làm việc với các nhà hoạt động dân chủ là công việc tốt đẹp nhất trên hành tinh, " anh đáp." Những người này sẵn sàng chấp nhận biết bao rủi ro -họ không nghĩ về bản thân, mà nghĩ về cuộc đời của con cái họ hay cuộc đời của những thế hệ tương lai..." Anh cắt ngang hai xe khi anh chạy vào làn đường cao tốc. " Tôi không thể nói cho chị hiểu được tôi yêu công việc này biết bao nhiêu. Thấy những người chuyển từ sợ hãi sang say mê, từ tuyệt vọng sang quyết tâm ...thật tuyệt vời." 


Làm thế nào lật đổ nhà độc tài một cách ôn hoà 

Năm lời khuyên của Canvas: 

1. Hãy nghiên cứu kỹ: tức phân tích những trụ ủng hộ ta muốn kéo về phía ta ("những trụ" ở đây có nghĩa là những thể chế và tổ chức rất quan trọng cho sự thay đổi xã hội bằng bất bạo động) 
2. Đề ra một viễn kiến rõ ràng cùng với chiến lược cho cuộc đấu tranh -đừng lắng nghe lời khuyên từ nước ngoài 
3. Xây dựng sự đoàn kết trong phong trào -đoàn kết về mục đích, đoàn kết trong nhân dân, và đoàn kết trong tổ chức 
4. Duy trì sự tuân thủ bất bạo động - một hành động bạo động thôi có thể làm mất đi uy tín của cuộc đấu tranh 
5. Luôn luôn ở thế tấn công, hãy chọn những trận đánh ta có thể thắng và chắc chắn ta biết khi nào và làm thế nào công bố chiến thắng 

Nguồn: Financial Times 18/3/2011 

Janine di Govann, Trần Quốc Việt dịch 
Nguồn: Dân Làm Báo

Read more

8 tháng 12, 2011

Cách mạng: bạo động hay bất bạo động? (Hoàng Thục Vy)

0


Cách mạng hay cách mạng xã hội theo nghĩa rộng, được hiểu như một sự thay đổi sâu rộng trong xã hội nhằm biến cơ cấu cũ đã lỗi thời thành một cơ cấu mới tiến bộ và phù hợp trong một thời gian tương đối ngắn. Đó chính là những biến đổi mang tính chất cơ bản và trọng yếu trong bản chất của thượng tầng xã hội, chứ không phải những cải cách nhỏ mang tính thứ yếu trong một vài lĩnh vực cụ thể nào đó. Đây càng không phải là những đổi chác chính trị nhắm đến mục tiêu thay người lãnh đạo quốc gia của một nhóm người nhỏ (đảo chính).

Theo nghĩa hẹp, cách mạng chính là một biến cố chính trị lớn – thường được gọi là cách mạng chính trị. Cuộc cách mạng chính trị này sẽ dẫn đến những thay đổi toàn diện từ trật tự xã hội, chế độ chính trị của quốc gia đến tầng lớp những người lãnh đạo. Những cuộc cách mạng chính trị thường bắt đầu bằng những cuộc đấu tranh của đa số quần chúng nhằm lật đổ chế độ chính trị hiện thời để tạo điều kiện xây dựng một chế độ chính trị mới tiến bộ hơn.

Tính chất bạo lực

Khi nói đến cách mạng, chúng ta luôn liên tưởng ngay đến bạo lực. Những ai từng ngồi trong nhà trường xã hội chủ nghĩa đều thấm nhuần quan điểm rằng bạo lực cách mạng là điều kiện tiên quyết và không thể thiếu trong việc giành chính quyền. Nhiều người phủ nhận Marx, cho rằng ông đã cổ súy bạo lực. Nhưng Marx đã đúng trong nhận thức về lịch sử chính trị đối với những giai đoạn trước khi chúng ta tạo dựng được những Nhà nước Hiến pháp trị.

Nhìn lại lịch sử, chúng ta không thể phủ nhận rằng hầu như bất cứ một cuộc thay đổi chế độ chính trị nào cũng đẫm máu. Ngay cả việc tạo dựng một định chế chính trị tiến bộ như sự hình thành Nghị viện Anh cùng với sự ra đời của bản Đại Hiến chương Tự do vào thế kỷ 13 ở Anh Quốc cũng chỉ đạt thành qua cuộc đấu tranh mang đầy bạo lực. Sau này vào thế kỷ 17, để thành lập được một thế chế quân chủ lập hiến ở Anh với Nghị viện kiểm soát quyền lực của nhà Vua cũng phải trải qua cuộc Nội chiến và cuộc Cách mạng Vinh quang (Glorious Revolution) đẫm máu. Cuộc Cách mạng Pháp – một chuyển biến chính trị đặc biệt quan trọng trong lịch sử nước Pháp, với sự ra đời của Hiến pháp 1791, xóa bỏ chế độ phong kiến không còn phù hợp với nguyện vọng người dân và tình hình kinh tế xã hội Pháp lúc bấy giờ, đã diễn biến trong một quá trình thậm chí còn phức tạp và đẫm máu hơn nữa. Và còn rất nhiều minh chứng khác – không chỉ có Marx – khi nghĩa đến cách mạng thì ai trong chúng ta đều nghĩ ngay đến những phong trào khởi nghĩa, những cuộc chém giết gay gắt giữa phe đại diện cho quần chúng và nhà cầm quyền đương thời.

Nhân loại đã phải trả những cái giá rất đắt, những tổn thương nhân mạng to lớn để đi từ những trang sử cổ đại đến thời hiện đại, vượt qua thời kỳ của chế độ nộ lệ, chế độ phong kiến mới có thể xây dựng được những Nhà nước dân chủ tiến bộ. Nhưng Marx đã mắc một sai lầm to lớn khi ông cho rằng nhân loại cần phải tiếp tục lật đổ, xóa bỏ những nhà nước dân chủ tư sản (theo cách gọi của ông) bằng những cuộc “cách mạng vô sản” với “bạo lực cách mạng”.

Thực tế cho thấy vào cuối thế kỷ 19, chủ nghĩa cộng sản đã mê hoặc những quốc gia nghèo đói, trình độ dân trí thấp, nền công nghiệp nghèo nàn và chưa có đủ điều kiện phát triển, để “làm cách mạng”. Họ luôn hô hào xóa bỏ chủ nghĩa tư bản nhưng thực tế họ cũng chỉ xóa bỏ được chế độ phong kiến, cùng với sự hỗ trợ đắc lực của tình hình xã hội đương thời đang chất chứa những quả bom bất mãn chỉ chờ thời cơ là phát nổ.

Chủ nghĩa cộng sản hoàn toàn không “làm cách mạng” thành công ở những xứ sở có truyền thống pháp trị và tự do. Chúng ta có thể thấy cách mạng chính trị, tức sự thay đổi chế độ chính trị không thể xảy ra ở những nơi người dân có thể dùng lá phiếu để thay đổi chính phủ. Các thể chế dân chủ tự do chỉ có khủng hoảng chính phủ chứ hoàn toàn không hề có khủng hoảng chế độ. Vậy nơi nào có sự chuyên quyền thì nơi đó có cách mạng, mức độ chuyên quyền càng cao thì khả năng xảy ra sự phản kháng bằng bạo lực càng lớn.

Một lý thuyết đấu tranh mới


Đầu thế kỷ 20, thế giới chứng kiến cuộc đấu tranh dành độc lập của nhân dân Ấn Độ từ tay Anh Quốc với hình thức đấu tranh bất bạo động đầy ngoạn mục dưới sự lãnh đạo của Mahatma Gandhi. Từ đó, chúng ta có một phương thức đấu tranh mới, làm thay đổi nhận thức đấu tranh của những nhà cách mạng thời hiện đại.

Tác phẩm Từ độc tài đến Dân chủ của Gene Sharp đã phân tích khá toàn diện và cụ thể việc tổ chức và tiến trình của một cuộc cách mạng bất bạo động. Như một bài đã viết cách đây khá lâu, là một Phật tử, tôi cho rằng đây là phương pháp đấu tranh đầy nhân bản và mang lại nhiều niềm hi vọng cho các dân tộc đang sống dưới các chế độ độc tài, tạo cơ hội cho quần chúng “tay không tất sắt” có thể đoàn kết sức mạnh chống lại những chính quyền độc tài vũ trang hùng mạnh.

Gần đây, đối với những người đang cổ vũ cho phương pháp đấu tranh “bất hại” này, niềm tin và lý luận của họ lại một lẫn nữa được khẳng định khi có thêm những minh chứng hùng hồn cho việc thực hành một cuộc đấu tranh bất bạo động của quần chúng với sự sụp đổ của hai thể chế độc tài ở Tunisia và Ai Cập. Dù có thương vong, nhưng người dân hai nước này đã thành công bằng các cuộc xuống đường không vũ trang để phản đối và cuối cùng hai nhà độc tài Ben Ali và Mubarak phải rời khỏi chiếc ghế quyền lực. Trong khi đó, tình hình tại Libya có vẻ ngược lại và phức tạp hơn nhiều. Phong trào chống chính phủ đã trở thành cuộc nổi dậy vũ trang kéo dài cho đến hôm nay vẫn chưa ngả ngũ.

Có ai trong chúng ta đã tự hỏi vì sao có sự khác nhau ấy? Dù là các quốc gia ấy thuộc thế giới Ả Rập có nhiều điểm tương tự về cơ chế chính trị, lấy nền công nghiệp dầu khí là trụ cột kinh tế quốc gia, và đất nước đang rơi vào tình trạng kinh tế khó khăn, thất nghiệp tăng cao…, nhưng cuộc phản kháng của người dân Libya đã diễn ra theo một kịch bản hoàn toàn khác so với sự thành công của Tunisia và Ai Cập. Phải chăng chính những người lãnh đạo và những người tham gia đấu tranh không thể tự quyết định được phương pháp và chiều hướng đấu tranh? Đây mới là câu hỏi thực sự mà chúng ta nên tìm hiểu, phân tích.

Những yếu tố chi phối tính chất cuộc đấu trash

Trong trình độ tri thức hạn chế của mình, người viết cho rằng ở đây chắc hẳn phải có những yếu tố khách quan vô cùng quan trọng chi phối con đường đấu tranh của người dân chống lại độc tài, các điều mà những nhà đấu tranh không thể can thiệp bằng ý chí chủ quan (ý chí chủ quan thể hiện qua trình độ tổ chức đấu tranh và ý thức chính trị của những người tham gia đấu tranh).

Với Libya, chúng ta thấy Gadhafi là nhà độc tài sắt máu và ngoan cố hơn hẳn Ben Ali và Mubarak. Trong một thời gian dài, chế độ Gadhafi được nhiều nước xem là một chế độ khủng bố, còn bản thân cá nhân Gadhafi bị Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan gọi là “con chó dại”. Đó chính là yếu tố đầu tiên tôi muốn nhắc đến – bản chất và mức độ độc đoán, tham quyền cố vị của nhà độc tài hay nói chung là chế độ độc tài sẽ chi phối nổ lực, thời gian và chiều hướng đấu tranh của chúng ta. Tiếp đến là sức mạnh nội tại của chế độ. Chế độ độc tài càng mạnh, sự đoàn kết nội bộ của họ càng cao thì khả năng ra đi của họ khi có một cuộc phản đối bất bạo động của người dân càng thấp.

Ngoài ra, mối liên kết chế độ độc tài với các thế lực bên ngoài, quan hệ mật thiết về ngoài giao và phụ thuộc chính trị vào cường quốc nào đều là những điểm quan trọng. Nếu “đàn anh” ngoại giao của họ là một nước có thể chế chính trị tiến bộ, có ý thức hệ phóng khoáng thì khả năng nhượng bộ tăng lên và khả năng đàn áp bằng vũ trang giảm xuống, so với việc “đàn anh” của họ là một nước có chế độ chính trị cực đoan và độc tài hà khắc. Có thể thấy rằng Mubarak là vị tổng thống độc tài nhưng được người Mỹ ủng hộ, vì thế sự ra đi của ông tương đối êm thấm hơn.

Điều tiếp theo cần được xem xét là mức độ phẫn uất của lòng dân. Mức độ căm phẫn được quyết định bởi mức độ bất công xã hội, hố ngăn cách giàu nghèo, tình trạng tội tệ của nền luật pháp, hạn chế các quyền tự do, số lượng những hành động làm tổn hại quốc gia và dân tộc của chính quyền, và mức độ tổn thương của lòng dân…. Sự phẫn uất do những yếu tố nói trên gây ra và nung nấu trong lòng dân càng lâu dài và càng lớn thì nguy cơ bạo động càng gia tăng. Bởi sự căm giận của lòng người như một quả bom, nó càng lớn thì mức độ công phá và thiệt hại càng nhiều.

Cuối cùng điều phải kể đến là cục diện chính trị quốc tế. Nếu xu hướng tự do dân chủ trên thế giới ngày càng vững mạnh, các chế độ độc tài ngày càng yếu và ít đi, một số các cường quốc bất hảo rơi vào khủng hoảng thì các chế độ độc tài sẽ phải xem xét lại sự thiệt hơn giữa một cuộc ra đi bình yên hay tiếp tục ngoan cố để trở thành tội đồ của cả dân tộc.

Tình hình Việt Nam

Riêng về tình hình Việt Nam, tôi thiễn nghĩ Việt Nam giống Trung Quốc nhiều hơn so với các quốc gia Ả Rập kể trên. Khi đánh giá tình hình, tôi hi vọng những người hoạt động dân chủ hãy so sánh tình hình nước ta với Trung Quốc để nhận ra những bất lợi và thuận lợi, chứ không so sánh với những nơi cách mạng vừa thắng lợi ở Bắc Phi . Việt Nam và Trung Quốc tuy khác nhau về diện tích lãnh thổ và quy mô chính quyền nhưng lại có nhiều điểm tương đồng: chế độ chính trị, ý thức hệ của giai tầng lãnh đạo, cách thức và mức độ siết chặt các quyền tự do, bản chất nền kinh tế, tình trạng bất công xã hội… Có nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam là mô hình thu nhỏ của Trung Quốc. Thêm vào đó, ta nhận thấy ở đây một sự phụ thuộc về chính trị và sự tồn vong mang tính liên đới giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tất nhiên cuộc Cách mạng Hoa Lài đã mang lại cho nhiều người niềm cảm hứng và hi vong to lớn về một thế giới không độc tài, về tiền đồ dân chủ tự do của Việt Nam, bởi chúng ta đã cảm nhận sâu sắc rằng sức mạnh của ý chí và sự đoàn kết của người dân Bắc Phi một lần nữa đã minh định khao khát tự do của nhân loại là không gì cản nổi.

Theo một số nhà quan sát thời cuộc thì Việt Nam chưa thể có một cuộc cách mạng tương tứ Bắc Phi vì sự quan tâm chính trị của người dân chưa cao, và sự thiếu vắng một lực lượng đối lập mạnh cùng với một trình độ tổ chức cần thiết. Điều đó có thể đúng, nhưng đó chỉ xét về mặt chủ quan mà chưa để tâm đến tình hình khách quan; đó cũng là sự tùy thuộc và ảnh hưởng  lẫn nhau rất nhiều ở mọi quốc gia trong thời đại toàn cầu hóa này.

Khi nào Trung Quốc rúng động vì sự nổi dậy của người dân thì đó cũng là lúc cho chúng ta hy vọng một cuộc “đổi đời” trong tầm tay. Đây không phải là sự bắt chước, rập khuôn mà là sự suy xét mối tương quan tồn tại và tình hình thực tế khách quan giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thiết nghĩ, sự phát hiện đúng thời cơ và hành động đúng thời điểm là một yếu tố cực kỳ quan trọng cho mỗi thắng lợi. Và việc cuộc cách mạng tương tự (ở Việt Nam) sẽ xảy ra trong bạo động hay bất bạo động tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan nằm ngoài ý chí của tất cả chúng ta.

Trên đây chỉ là những ý kiến gợi mở và chắc chắn bài viết còn nhiều thiếu sót không thể tránh khỏi. Bài viết chỉ nhằm trình bày quan điểm và những ưu tư của cá nhân tác giả. Chúng tôi – thế hệ 8x, vẫn còn quá trẻ để có một tầm nhìn mang tính chiến lược về con đường dân chủ hóa Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi trông cậy rất nhiều vào những bậc trưởng thượng – những người sẽ vạch ra con đường và dẫn dắt chúng tôi, để từ đó chúng tôi có cơ hôi đóng góp sức mình cho đất nước và biết được mình sẽ phải làm những gì. Bởi nếu những người đi trước nhầm đường thì cả dân tộc sẽ khốn đốn và những người trẻ chúng tôi sẽ gặp thảm họa.

Huỳnh Thục Vy
Ngày 13 tháng 3, 2011

Nguồn: Tạp Chí Phía Trước Số 44

Read more